Đường dẫn truy cập

Tại sao Hamas bị Mỹ liệt kê là tổ chức khủng bố?


Lãnh tụ Hamas ông Ismail Haniyeh.
Lãnh tụ Hamas ông Ismail Haniyeh.

Cùng với Hoa Kỳ, một số quốc gia đã liệt Hamas vào danh sách các tổ chức khủng bố. Nhóm này tự coi mình là một phong trào giải phóng người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel.

Ông Matthew Levitt, chuyên gia về Hamas tại Viện Chính sách Cận Đông Washington, cho biết Mỹ đã ba lần liệt Hamas vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Ông nói: “Lần đầu tiên có trước danh sách khủng bố hiện tại và xảy ra trong tiến trình hòa bình dưới thời chính quyền Clinton năm 1995”. Tòa Bạch Ốc thời Clinton đã có một sắc lệnh, một đạo luật cấm các nhóm đang đe dọa tiến trình hòa bình. Điều đó bao gồm các nhóm Hồi giáo như Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine, cũng như các nhóm Do Thái cực đoan như Kach và Kahane Chai.”

Hai năm sau, Mỹ lập một danh sách khủng bố mới.

“Sau đó, vào năm 1997, Bộ Ngoại giao đã khởi xướng danh sách Tổ chức Khủng bố Nước ngoài hay FTO, danh sách này dành riêng cho các nhóm khủng bố,” ông Levitt nói. “Và Hamas được thêm vào danh sách đó vì các hành động khủng bố tiến hành không chỉ vì Hamas đe dọa tiến trình hòa bình mà còn vì thời điểm đó tổ chức này đã thực hiện các cuộc tấn công bằng súng, các cuộc tấn công bằng dao và bắt đầu thực hiện các vụ đánh bom tự sát khá thường xuyên.”

Lần thứ ba, theo ông Levitt, xảy ra sau vụ tấn công 11/9 vào nước Mỹ khi chính quyền Bush lập ra một danh sách khủng bố toàn cầu đặc biệt.

Ông Levitt giải thích Hamas phù hợp với định nghĩa của một tổ chức khủng bố như thế nào.

Ông nói: “Định nghĩa đơn giản, cơ bản nhất là nhắm mục tiêu vào dân thường nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi chính trị hoặc xã hội”. “Cá nhân tôi đơn giản hóa nó hơn một chút: Đó là về chiến thuật. Khủng bố là một chiến thuật và nếu bạn tham gia vào chiến thuật nhắm mục tiêu vào dân thường nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi chính trị và xã hội thì hành động đó là một hành động khủng bố.”

Trong bản tuyên ngôn năm 1988, Hamas kêu gọi tiêu diệt Israel. Nhiều năm sau, vào năm 2017, Hamas đã bỏ ngôn từ đó.

Nhưng Hamas vẫn tiếp tục bắn rốc-két không ngừng vào cộng đồng Israel.

Vào ngày 7/10/2023, hàng nghìn tay súng Hamas đã xông vào Israel giết chết 1.200 người, hầu hết là dân thường, theo thống kê của Israel. Trong số những người thiệt mạng có ít nhất 30 người Israel cũng có quốc tịch Mỹ.

Israel đáp trả cuộc tấn công của Hamas bằng cuộc chiến chống lại Hamas ở Gaza.

Bộ Y tế Palestine do Hamas điều hành ở Gaza cho biết hơn 27.000 người Palestine đã thiệt mạng, mặc dù trong đó bao gồm cả các chiến binh và dân thường. Israel cho biết họ đã tiêu diệt khoảng 10.000 chiến binh Hamas, khoảng 1/3 tổng lực lượng của Hamas.

Israel nói lực lượng của họ ở Gaza đang thực hiện các cuộc tấn công chính xác và không nhắm vào dân thường. Israel nói rằng những cái chết dân sự đang xảy ra là vô ý.

Số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng và cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đã dẫn đến áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với Israel nhằm chấm dứt chiến tranh. Hoa Kỳ nói rằng Gaza cuối cùng phải được điều hành bởi Chính quyền Palestine đã hồi sinh, một ý tưởng mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ.

Hamas, vốn cai trị Gaza từ năm 2007, cũng từ chối điều này. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với nhà báo Kuwait, cựu quan chức cấp cao của Hamas, Khaled Mashaal, sống ở Qatar, bác bỏ ý kiến công nhận Israel, đồng thời cho rằng vụ tấn công ngày 7/10/2023 đã chứng minh ý tưởng giải phóng Palestine “từ sông ra biển” là thực tế.

Ông Mashaal nói Hamas đã sử dụng quyền cai trị của mình ở Gaza để xây dựng lực lượng kháng chiến và mọi phương tiện của mình. Ông cho biết vũ khí, sản xuất vũ khí, lập kế hoạch, huấn luyện và đường hầm đã được xây dựng để đảm bảo an toàn cho Hamas.

Có 2,3 triệu dân thường sống ở Gaza, một vùng đất chỉ dài 40 cây số.

Phát ngôn viên quân đội Israel Daniel Hagari cho biết Hamas đã giấu các chiến binh của mình trong cơ sở hạ tầng dân sự.

Ông nói: “Hamas sử dụng bệnh viện làm cơ sở hạ tầng khủng bố. Hamas đã biến bệnh viện thành trung tâm chỉ huy và trung tâm kiểm soát và là nơi ẩn náu cho những kẻ khủng bố và chỉ huy Hamas.”

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cam kết tiêu diệt Hamas với tư cách là một cường quốc quân sự. Nhưng bốn tháng sau cuộc chiến, Hamas vẫn nắm quyền kiểm soát các khu vực của Gaza, khiến không rõ tương lai của vùng đất này sẽ ra sao.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG