Đường dẫn truy cập

Ông al-Assad học được các bài học từ phong trào Mùa Xuân Ả Rập


Người dân Libya biểu tình trước Ðại sứ quán Trung Quốc ở Tripoli, ngày 6/2/2012
Người dân Libya biểu tình trước Ðại sứ quán Trung Quốc ở Tripoli, ngày 6/2/2012

Với việc Nga và Trung Quốc ngăn chặn một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án vụ đàn áp người biểu tình ở Syria, các triển vọng sớm chấm dứt vụ xung đột ở đó có vẻ u ám. Tổng thống Bashar al-Assad cũng có thể dựa vào hậu thuẫn từ một số nước đóng vai trò chính trong khu vực. Từ thủ đô Beirut của Libăng, thông tín viên VOA Henry Ridgwell ghi nhận về một số lịch sử và liên minh phức tạp trong vùng Trung Đông đang định hình phản ứng đối với vụ nổi dậy ở Syria.

Người biểu tình Syria trên các đường phố ở Damascus gửi thông điệp của họ đến Liên Hiệp Quốc, qua việc đốt cờ của Iran, Nga và Trung Quốc - là các nước đồng minh với chính phủ Syria.

Vụ nổi dậy đang tỏ ra kéo dài và tàn bạo. Các chuyên gia phân tích nói chính phủ Syria đã học được những bài học từ khắp thế giới Ả Rập.

Chuyên gia Paul Salem là giám đốc Trung tâm Carnegie về Trung Đông.

Ông Salem cho biết: “Chế độ tại Syria đã điều chỉnh, đã học hỏi kinh nghiệm của Libya và đã điều chỉnh cách thức đáp lại là tàn nhẫn nhưng không lộ liễu; và không công khai đề cập đến chuyện ấy. Tay cầm roi nhưng miệng thì ngọt sớt...Họ nhìn thấy các nước như Ả Rập đã thỏa hiệp với phe chống đối và đi đến kết luận rằng nếu thỏa hiệp trước thì sẽ đi đến chỗ mất hết mọi thứ sau.”

Cũng có những bài học lịch sử ở nước láng giềng Libăng, nơi đã xảy ra cuộc nội chiến trong thập niên 1970 và 1980. Cũng giống như Libăng, Syria được hình thành bởi một tập hợp nhiều tôn giáo khác nhau – người Sunni và Shia, người Allawi, trong đó có chính Tổng thống Bashar al-Assad và phần lớn tầng lớp cầm quyền, cùng với người Cơ Đốc giáo và Druze.

Beirut nay là nơi sinh cư của một số người trong chống đối Syria ở nước ngoài, vẫn còn mang nặng các vết sẹo của vụ xung đột tàn bạo đó.

Theo ông Salem, đó là một cuộc chiến còn để lại dư âm ở Syria ngày nay.

Ông Salem nói: “Họ đã vận dụng ngược lại các bài học. Chế độ hiện đang dọa nạt người dân Syria rằng nếu họ giũ bỏ chế độ thì họ sẽ lâm vào một cuộc nội chiến.”

Nhìn về hướng đông, Syria có thể trông cậy vào Iran làm đồng minh chính. Ở đó, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã nhiều lần đả kích các nước Ả Rập là làm áp lực đòi Syria chấm dứt cuộc đàn áp.

Ông Ahmadinejad nói một trong những tình huống chua cay và nực cười là sự kiện trong vùng, các nhà lãnh đạo Ả Rập không có một khái niệm nào về bầu cử và tự do trong nền văn hóa của mình, lại tụ họp và đòi đưa ra các lệnh đòi tự do và dân chủ cho Syria.

Trong tình hình Tổng thống Assad của Syria được một số hậu thuẫn trong vùng, cộng đồng quốc tế sẽ gặp khó khăn trong việc cô lập hóa Damascus. Nga và Trung Quốc cũng đã khẳng định rõ họ sẽ không ủng hộ việc thay đổi chế độ qua Liên Hiệp Quốc.

Chuyên gia Salem cho rằng chỉ có bạo động ở quy mô lớn hơn mới có thể châm ngòi cho sự can thiệp của nước ngoài.

Ông Salem nói tiếp: “Nếu có một điều gì đó xảy ra có tính cách đáng kể và nếu báo chí Tây phương nắm được điều đó và gây tác động đến công luận, thì chung cuộïc các nhà chính trị vẫn là các nhà chính trị và họ phải đáp lại với tâm trạng của công chúng. Đây thực sự là điều phần lớn đã diễn ra tại Libay, và cũng là điều cuối cùng đã xảy ra ở Kosovo.”

Ngay lúc này, thì các chuyên gia cho rằng sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế có nghĩa là có rất ít hy vọng về một giải pháp nhanh chóng đối cho vụ xung đột ở Syria.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG