Đường dẫn truy cập

Khối BRICS cứu xét việc giúp đỡ tài chính cho các nền kinh tế phát triển


Các nhà lãnh đạo các nước thuộc khối BRICS họp thượng đỉnh
Các nhà lãnh đạo các nước thuộc khối BRICS họp thượng đỉnh

Các thành viên của nhóm kinh tế có tên là BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - cho hay họ đang cứu xét việc cung cấp các ngân khoản qua Quỹ Tiền Tệ Quốc tế hay các cơ chế tài chính khác để giúp đưa sự tăng trưởng tại các quốc gia phát triển trở lại đúng hướng. Hôm qua các nước BRICS đã kêu gọi có biện pháp quyết định, nhưng không đề xuất sự hỗ trợ tài chính tức thời và cụ thể.

Từ hơn một tuần lễ, ngày càng có những tin đồn rằng các nước BRICS về những gì mà các nước BRICS có thể làm để giúp châu Âu kiềm chế tình trạng khủng hoảng nợ nần cùng cực.

Khả năng các nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc và Brazil, với trữ lượng ngoại hối lớn - có thể cứu nguy cho khu vực sử dụng đồng Euro đã khơi ra nhiều lời đồn đoán trong giới chuyên gia về những gì các nước BRICS có thể làm để giúp cho nền kinh tế toàn cầu.

Với hơn 4.000 tỷ đôla trong trữ lượng tiền mặt, phần lớn thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, có tin các nền kinh tế BRICS đầu tư vào các trái phiếu trong khu vực sử dụng đồng euro.

Tiếp theo cuộc họp của các chuyên gia ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính hồi hôm qua, các nước BRICS đã công bố một thông cáo trong đó họ tỏ ra sẵn sàng hành động, mặc dầu không tự ý, hoặc chưa tiến hành.

Ông Châu Tiểu Xuyên, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói:

“Thông cáo của BRICS cũng nói rằng chúng ta cần phải cùng cứu xét một hình thức hỗ trợ cho các mục đích này (nghĩa là giúp cho nền kinh tế toàn cầu). Nhưng có thể việc này đòi hỏi một cuộc thảo luận rộng rãi hơn, có thể trong khối G-7, G-20 hay trong các dịp khác.”

Các giới chức Trung Quốc cho hay Bắc Kinh sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ không đáng kể cho châu Âu qua các khoản đầu tư đang diễn ra ở đó và qua các nỗ lực đa dạng hóa các tích sản của mình trong trữ lượng ngoại hối.

Gần 1/3 trữ lượng ngoại hối của Trung Quốc là bằng đồng euro. Trung Quốc nói họ muốn gia tăng khoản đầu tư đó và giảm bớt tích sản bằng đồng đôla Mỹ.

Năm 2008, Khối G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và công nghiệp hóa đã hợp tác để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhà lãnh đạo BRICS cho hay họ đang cứu xét một nỗ lực tương tự trong những tuần lễ sắp tới.

Giới lãnh đạo tài chính của G-20 sẽ gặp nhau ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ trong tuần này trong các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, và cuộc khủng hoảng nợ nần của châu Âu dự trù sẽ là một đề tài thảo luận chính. Các nhà lãnh đạo G-20 cũng dự trù họp vào tháng tới ở Paris.

Ông Châu Tiểu Xuyên thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói rằng vào lúc các nước đang trỗi dậy tìm cách giúp các nền kinh tế tiên tiến, họ cần phải bảo đảm rằng sự tăng trưởng kinh tế của mình vẫn tiếp tục. Theo ông, một cách để làm được việc đó là bảo đảm rằng các nước BRICS không tách ra khỏi việc dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế.

Ông nói: “Chúng ta cần phải thực hiện công tác lập chính sách tốt trong mỗi nước thuộc khối BRICS. Thật ra, các nước BRICS chiếm một phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, nhu cầu nội bộ của từng nước, theo tôi, là rất quan trọng.”

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi sẽ chiếm 60% sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2014.

Trong thông cáo, các nước BRICS hoan nghênh các biện pháp mà Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đang xúc tiến để giải quyết các căng thẳng tài chính. Họ nói rằng điều cấp thiết đối với các nền kinh tế tiên tiến là áp dụng các chính sách tài chính và kinh tế có trách nhiệm để thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và giảm bớt tình trạng mất quân bình mậu dịch.

Các quốc gia BRICS cũng nhấn mạnh rằng vào lúc họ đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu, thì họ phải có nhiều tiếng nói hơn trong những gì mà các cơ chế tài chính toàn cầu làm.

Trong thông cáo, các nước BRICS tỏ ý lo ngại về tiến độ chậm chạp của các quota và các cải cách về quản trị mà IMF đã chấp thuận hồi năm ngoái.

Năm 2010, 187 nước thành viên của IMF đã đồng ý chuyển thêm quyền biểu quyết cho các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, và dành cho họ tiếng nói lớn hơn trong tiến trình làm quyết định.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG