Đường dẫn truy cập

Thị trường chứng khoán Châu Á sụt giảm mạnh


Các thị trường chứng khoán ở khắp Châu Á sụt giảm mạnh sau tình trạng giảm giá các mặt hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ. Theo tường thuật của thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA từ Bắc Kinh, các cơ sở kinh doanh Á châu đặc biệt dễ bị tác động của tình trạng trì trệ trong mức tiêu dùng ở Hoa Kỳ.

Chỉ số Nikkei của Tokyo sụt hơn 11%, mức sụt lớn nhất từ 21 năm, trong khi chỉ số chính của Nam Triều Tiên sụt hơn 9%. Điểm mạnh của các ngân hàng Nam Triều Tiên đang được đưa ra xem xét và chỉ tệ của Nam Triều Tiên là đồng won cũng sụt gần 10% so với đồng đôla Mỹ.

Các cổ phiếu ở Hong Kong mất giá 8% trong đầu ngày giao dịch nhưng lên lại được đôi chút và đứng ở mức 4,8% vào lúc thị trường đóng cửa. Một số thị trường sụt giá ít hơn. Chỉ số chứng khoán chính tại Mumbai sụt hơn 2% một chút và chỉ số ở Jakarta sụt 3,8%.

Các hiện tượng sụt giá diễn ra sau khi các số liệu của Hoa Kỳ cho thấy số bán lẻ trong tháng 9 sụt 1,2%, gần gấp đôi so với dự kiến. Sự kiện này khiến cho chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones trượt gần 8 %. Ông Bob Broadfoot là giám đốc điều hành cơ quan Tham vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị ở Hong Kong.

Ông Broadfoot nhận định: “Cuộc khủng hoảng chưa kết thúc. Điều diễn ra ở phương Tây là họ đã tiến hành các biện pháp bắt đầu đưa đến sự trở lại tin tưởng vào hệ thống. Nhưng, tình hình kinh tế suy sụp sẽ còn kéo dài tới sang năm. Và tôi cho rằng các thị trường ở châu Á đang bắt đầu nhận thức được, nhất là ở những nơi như Trung quốc, rằng các nền kinh tế ở đây đều sẽ bị tác động xấu.”

Các nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Châu Á lệ thuộc và giới tiêu thụ ở Hoa Kỳ để đẩy sự tăng trưởng. Nay khi tiền bạc ở Hoa Kỳ bắt đầu khó khăn thì Châu Á mới cảm thấy bị tác động, bởi vì các đơn đặt hàng mua các hàng hóa chế tạo đang chậm lại.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khởi đầu vì những món nợ rủi ro cao không trả được tại Hoa Kỳ. Các ngân hàng đầu tư nổi tiếng đều bị tác động mạnh, Lehman Brothers tuyên bố khánh tận và Bank of America mua lại Merryl Lynch.

Kết quả là, tín dụng đã gần như bị khô cạn trên khắp thế giới, gây khó khăn cho các công ty muốn mượn tiền mặt để hoạt động hay khuếch trương.Chính phủ Hoa Kỳ đã dành hơn 700 tỷ đôla để củng cố cho các cơ chế tài chính và đưa tín dụng trở lại vòng luân chuyển. Các chính phủ khác trên thế giới đã loan báo các kế hoạch tương tự.

Nhưng nỗ lực cứu nguy cho đến nay cho thấy rất ít dấu hiệu phục hồi được sự tin tưởng của giới đầu tư hay trấn an được các mối lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG