Đường dẫn truy cập

Những cải cách trong nước của ông Gorbachev dẫn đến sự tan rã của Liên Xô


Cải cách của ông Gorbachev ảnh hưởng đến tất cả mọi bộ phận của xã hội, bao gồm cả việc cởi trói báo chí, trả tự do cho tù chính trịl, các nhân vật bất đồng chính kiến
Cải cách của ông Gorbachev ảnh hưởng đến tất cả mọi bộ phận của xã hội, bao gồm cả việc cởi trói báo chí, trả tự do cho tù chính trịl, các nhân vật bất đồng chính kiến

Tháng 12 năm nay đánh dấu 20 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ. Thông tín viên Đài VOA André de Nasnera tường thuật rằng những cải cách trong nước của ông Mikhail Gorbachev, lãnh tụ cuối cùng của Xô Viết, góp phần vào việc tan rã Liên bang Sô Viết.

Ông Mikhail Gorbachev nổi lên như một nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết vào đầu năm 1985. Ở tuổi 54, ông là một thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị, cơ cấu đã bầu ông lên nắm quyền lực.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Tướng Brent Scowcroft, cho biết trước đó tại Liên bang Xô Viết những nhà lãnh đạo lớn tuổi liên tục kế tiếp nhau lên nắm giữ quyền lực.

Tướng Bent Scowcroft nói: “Do đó, theo tôi nghĩ, ông Gorbachev được đưa ra để thúc đẩy hệ thống. Và chính xác như thế nào, chúng tôi không biết. Và tôi không chắc ông đã làm được.”

Trong 6 năm kế tiếp, ông Gorbachev đưa ra một loạt cải cách trong nước đã thay đổi tận gốc rễ Liên Bang Xô Viết.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow Thomas Pickering nói: “Điều ông nỗ lực làm là phân tích xem nước Nga đi về đâu và cố gắng lèo lái tình hình như cầm cương cưỡi ngựa vậy—nhưng ngựa đâu chẳng thấy, lại thấy ông ở vào thế cưỡi cọp.”

Cải cách của ông Gorbachev ảnh hưởng đến tất cả mọi bộ phận của xã hội. Bao gồm cả việc cởi trói báo chí và trả tự do cho các tù chính trị và những nhà bất đồng chính kiến đang bị tù và lưu đày trong nước.

Tướng Brent Scowcroft nói: “Ông không phải là một nhà dân chủ, nhưng ông cố gắng để hệ thống vận hành hiệu quả hơn và giảm bớt áp bức và đàn áp.”

Tuy nhiên, một định chế ông Gorbachev thất bại không cải tổ được là Đảng Cộng Sản Xô Viết. Và trong hàng ngũ của đảng-cùng với giới lãnh đạo trong quân đội và KGB—những nhân vật cứng rắn âm mưu tổ chức một cuộc đảo chánh chống ông Gorbachev vào tháng 8 năm 1991.

Tuy nhiên, cuộc đảo chánh thất bại. Tướng Scowcroft nói:

“Đây là một âm mưu đảo chánh không hiệu quả, không được hoạch định cẩn thận và không được thi hành cẩn thận.”

Đại sứ Pickering đồng ý: “Giới lãnhh đạo đã quá sa sút. Theo những cách thế nào đó, lề lối suy nghĩ của họ quá thủ cựu và không còn sáng suốt nữa.”

Liên bang Xô Viết sụp đổ 4 tháng sau cuộc đảo chánh thất bại. Và tướng Scowcroft nói, việc này giúp cho ông Boris Yeltsin, một đối thủ của ông Gorbachev—đương cự với ông Gorbachev.

Tướng Scowcroft nói: “Bây giờ làm cách nào để tiêu diệt ông Gorbachev? Bạn phải lôi Liên bang Xô Viết ra khỏi tay ông ấy. Và theo tôi, sự cáo chung của Liên bang Xô Viết, về phương diện kỹ thuật, phần lớn là vì ông Gobachev không còn thực quyền nữa.”

Nhiều chuyên gia cho rằng ông Gorbachev đã giải phóng những lực ông không còn kiềm chế nổi — những lực dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, khi ông Mikhail Gorbachev từ chức Chủ tịch Liên Bang Xô Viết.

Một số hình ảnh liên quan đến Xô Viết từ năm 1979 cho đến 1991 khi ông Gorbachev từ chức

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG