Đường dẫn truy cập

Báo chí và nghệ sĩ người Mỹ gốc Châu Phi gây quỹ giúp Haiti


Stablo bukve, oboreno olujom, ispred zgrade Vrhovnog suda SAD, Washington, 30. juna 2012.
Stablo bukve, oboreno olujom, ispred zgrade Vrhovnog suda SAD, Washington, 30. juna 2012.

<!-- IMAGE -->

Tại thủ đô Washington, các đài phát thanh người Mỹ gốc Châu Phi kêu gọi thính giả hiến tặng, và một câu lạc bộ âm nhạc tổ chức một buổi trình diễn nhạc rap. Mời quý vị nghe thêm chi tiết với thông tín viên đài VOA Deborah Block.

Câu lạc bộ 9:30 tại Washington đã mở một buổi liên hoan gây quỹ cho Haiti. Kingpen Slim, nghệ sĩ Hip Hop của thủ đô Washington nói nhiều người Mỹ gốc Châu Phi thấy rằng họ cũng chẳng khác gì nhân dân Haiti vì chính họ đã từng trải qua những cảnh ngộ tương tự.

Nghệ sĩ Slim nói: “Họ đã từng trải các vấn đề kinh tế, xã hội và giai cấp. Và rồi bây giờ tới thiên tai, chúng tôi cảm thấy như những chuyện đó xảy ra cho chính chúng tôi.”

Tiền thu được sẽ dành cho 2 tổ chức. Một là Partners in Health, tổ chức bất vụ lợi có một bệnh viện tại Haiti. Tổ chức kia là Yele Haiti, một cơ quan từ thiện do Wyclef Jean, nghệ sĩ Hip Hop người Mỹ gốc Haiti sáng lập. Yele Haiti đã gây quỹ được hơn 2 triệu đô la chỉ trong một tuần lễ nhưng đã bị chỉ trích vì không nhanh chóng sử dụng số tiền này cho nỗ lực cứu trợ.

Audrey Schaefer, thuộc Câu Lạc Bộ 9:30 nói rằng, ngay cả nhân viên của câu lạc bộ cũng hiến tặng tiền công lãnh được từ buổi gây quỹ này.

Audrey Schaefer nói: “Các nhân viên của câu lạc bộ cho biết họ muốn giúp. Họ đã tới gặp chúng tôi và trọ biết họ muốn tình nguyện đóng góp.”

Erica Smith, một sinh viên tới buổi gây quỹ phát biểu: “Tôi nghĩ rằng đã có sự ủng hộ ồ ạt, đặc biệt là trong cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi. Tất cả chúng tôi muốn giúp đỡ những anh chị em của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều muốn giúp đỡ đồng bào chúng tôi và muốn thấy họ đỡ khổ phần nào.”

Một sinh viên khác, anh Sean Patterson nghĩ rằng chính phủ Obama và các tổ chức cứu trợ Hoa Kỳ đã phản ứng mau lẹ để tránh những sai lầm mà chính phủ Bush đã phạm phải sau trận bão Katrina hồi năm 2005. Anh nhớ tới những hình ảnh về người Mỹ gốc Châu Phi bị kẹt tại New Orleans.

Sinh viên Patterson nói: “Chính phủ Obama không muốn gặp cảnh ngộ bối rối như trong trận bão Katrina. Đó là điểm chính để tránh cảnh ngộ này.”

Một số người bày tỏ những quan điểm tương tự khi gọi vào đài phát thanh WKYS tại vùng ngoại thành thủ đô Washington. Người dẫn chương trình EZ Street đã nói với thính giả của anh về nỗ lực cứu trợ nhân đạo cho Haiti.

Một phụ nữ gọi vào cho ý kiến: “Tôi nghĩ rằng, trước hết, Hoa Kỳ phản ứng thật mau lẹ vì không muốn để xảy ra một tình huống như trận bão Katrina nữa khiến người ta nghĩ là chúng ta không qua tâm tới người Mỹ da đen. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Obama cũng là người da đen nên ông đã phản ứng mau lẹ trước cảnh ngộ này.”

Người dẫn chương trình EZ Street nói rằng, thính giả của đài rất xúc động trước cảnh tàn phá ở Haiti.

Ông nói: “Họ muốn cho thực phẩm và quần áo và họ muốn cho nhiều chừng nào hay chừng nấy để đóng góp vào việc giải quyết tình huống này.”

Cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi ở thủ đô Washington sẽ tổ chức thêm các cuộc gây quỹ nữa để giúp nạn nhân trận động đất ở Haiti.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG