Đường dẫn truy cập

TQ lặp lại bác bỏ con đường trung đạo cho Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma


Người Tây Tạng chơi nhạc cụ truyền thống kỷ niệm Ngày Giải phóng Nông Nô ở quận Nyingchi , Vùng Tự trị Tây Tạng, 27/3/2014.
Người Tây Tạng chơi nhạc cụ truyền thống kỷ niệm Ngày Giải phóng Nông Nô ở quận Nyingchi , Vùng Tự trị Tây Tạng, 27/3/2014.
Trung Quốc kỷ niệm năm thứ 55 ngày dẹp bỏ chính phủ Tây Tạng ở Lhasa với một công khai bác bỏ nữa về cái gọi là con đường “Trung đạo” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhấn mạnh tới quy chế tự trị cho vùng này.

Trong một bài diễn văn trên đài truyền hình Tây Tạng do nhà nước quản lý, Chủ tịch Vùng Tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, ông Losang Gyaltsen, nói rằng con đường của Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một con đường ngụy trang” mưu tìm độc lập cho Tây Tạng.

Đứng kế lá cờ Trung Quốc, ông Gyaltsen nói rằng:

“Tây Tạng không thể độc lập, cũng không thể là bán độc lập, hay độc lập một cách ngụy trang.”

Ông nói thêm rằng cuộc tranh đấu của Trung Quốc chống lại “lực lượng thù địch phương Tây” và bè lũ Đạt Lai Lạt Ma là cuộc tranh đấu chính trị quan trọng cho thống nhất chống lại ly khai, dân chủ chống lại độc tài, và tiến bộ chống lại lạc hậu.

Ông Kunga Tashi, làm việc tại New York cho chính phủ lưu vong Tây Tạng, nói rằng, tuyên bố vừa kể cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn tương nhượng để giải quyết vấn đề Tây Tạng. Ông nói:

“Con đường Trung đạo phù hợp với những đòi hỏi của Trung Quốc. Chúng tôi nói rằng chúng tôi không ly khai khỏi Trung Quốc, nếu chúng tôi có được một nền tự trị có ý nghĩa.”

Ngoài bài diễn văn hôm thứ Năm, các giới chức Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch trong tuần này để nhấn mạnh tới những điều kiện mà họ nói là đã cải thiện tình hình Tây Tạng nhiều như thế nào kể từ khi Trung Quốc tiếp quản.

Bắc Kinh thường hay nêu lên mức sống được cải thiện trong vùng khi bênh vực chế độ cai trị của họ. Thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng ông Kalsang Gyaltsen Bapa nói rằng sự so sánh các xã hội cũ và hiện đại chỉ là một cách để bào chữa. Ông Bapa nói với ban tiếng Tây Tạng của đài VOA:

“Trung Quốc không có nền tảng lịch sử và pháp lý nào để chiếm đóng Tây Tạng. Vì thế mà họ cần nói rằng Tây Tạng cổ là tăm tối, là lạc hậu, và họ tới để phát triển Tây Tạng. Một chính sách như vậy đã được sử dụng bởi các nước thực dân khác.”

Ngày kỷ niệm mà Trung Quốc gọi là “Ngày Giải phóng Nông Nô” đánh dấu ngày Bắc Kinh dẹp bỏ chính phủ Tây Tạng tại Lhasha, một thời gian ngắn sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy lánh lưu vong. Tuy nhiên, ngày này mới chỉ được chính thức kỷ niệm từ năm 2009.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG