Đường dẫn truy cập

Tranh chấp Nhật-Trung thử thách bang giao Mỹ-Trung


Người biểu tình Trung Quốc đạp đổ hàng rào của cảnh sát bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh
Người biểu tình Trung Quốc đạp đổ hàng rào của cảnh sát bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một nhóm đảo nằm trong vùng Biển Ðông Trung Quốc cũng đang là một thử thách cho bang giao của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

Trong khi cả hai chính phủ Mỹ và Trung Quốc đều có biện pháp ngăn tránh căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, có các dấu hiệu trong tuần này là liên minh giữa Washington và Nhật Bản và các ý đồ của Nhật trong vùng vẫn là nguồn gốc gây xung đột.

Trong một chuyến đi thăm Trung Quốc tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản hãy tự chế, và lập lại khẳng định của Hoa Kỳ là không nghiêng về phe nào trong vụ tranh chấp. Nhưng một bài báo đăng trên tờ Global Times của nhà nước Trung Quốc nói “rõ ràng” là Washington thiên vị Nhật Bản.

Ông Thời Ân Hoằng, giáo sư môn quan hệ quốc tế tại trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc nghi ngờ về liên minh quân sự của Nhật Bản với Hoa Kỳ, được bảo đảm bởi hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ năm 1951. Hiệp ước bảo đảm rằng Nhật Bản sẽ được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong trường hợp Trung Quốc có hành động quân sự chống lại nước láng giềng.

Ông Thạch nói: “Chính phủ Trung Quốc coi Hoa Kỳ là có thái độ khuyến khích các hành động bất hợp pháp của Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc không hài lòng về sự kiện này, và dân chúng Trung Quốc còn bất bình nhiều hơn nữa.”

Các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bắt đầu ở Trung Quốc sau khi Nhật Bản loan báo quốc hữu hóa 3 hòn đảo đang có tranh chấp trong vùng Biển Ðông Trung Quốc mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.

Một số khẩu hiệu trong các cuộc tuần hành mới nhất chỉ trích Hoa Kỳ, bị dân chúng quy trách là đã đưa các đảo nhỏ có tranh chấp này vào hiệp ước an ninh với Nhật Bản.

Hôm qua, xe của đại sứ Hoa Kỳ đã bị bao vây ở Bắc Kinh bởi một nhóm nhỏ những người biểu tình đi từ sứ quán Nhật Bản gần đó, là điểm chính của các cuộc biểu tình mới đây. Người biểu tình đã ném các vật nhỏ vào chiếc xe trước khi công an Trung Quốc can thiệp để xe tiếp tục tiến vào khuôn viên đại sứ quán.

Ông Thạch nói: “Tôi tin rằng sự việc này sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc phải nghiêm túc và cương quyết hơn để bảo đảm rằng các cuộc biểu tình chống Nhật được tiến hành theo đúng luật pháp.”

Xe của đại sứ Hoa Kỳ Gary Locke bị bao vây ở Bắc Kinh bởi nhóm người biểu tình Trung Quốc
Xe của đại sứ Hoa Kỳ Gary Locke bị bao vây ở Bắc Kinh bởi nhóm người biểu tình Trung Quốc
Họa sĩ nổi tiếng và là người thường chỉ trích chính phủ Trung Quốc, ông Ngải Vị Vị đã đăng một video cho thấy chiếc xe chở đại sứ Gary Locke trở thành mục tiêu của người biểu tình. Ông Ngải nói với hãng tin Pháp rằng ông tin là chính quyền trung ương đang khuyến khích các cuộc tụ tập biểu tình.

Mặc dầu sự căm phẫn cực độ đối với Nhật Bản có thể thấy rõ tại các cuộc tuần hành, và một số khẩu hiệu gồm cả những lời kêu gọi có các biện pháp tàn khốc để trả thù nước kình địch lâu đời của Trung Quốc, đa số các cuộc biểu tình mang tính cách ôn hòa. Tin tức về bạo động nhắm vào các cá nhân và cơ sở kinh doanh Nhật ở một số thành phố Trung Quốc, trong đó có Thẩm Quyến và Quảng Châu khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải nói rằng các hành động tội phạm sẽ bị điều tra theo đúng luật định.

Ông David Zweig, giáo sư môn khoa học xã hội tại trường Ðại học Khoa học Kỳ thuật Hong Kong, nói rằng chắc chắn Bắc Kinh mong muốn các cuộc biểu tình không biến thành bạo động, nhưng đã tỏ ra thận trọng trong ngôn từ cảnh cáo.

Giáo sư Zweig nói: “Họ không công khai lên án việc sử dụng bạo lực bởi vì điều đó có thể khiến cho họ có vẻ như không ủng hộ các cuộc tuần hành hay biểu tình. Ðó là một cách để cảnh báo dân chúng mà không làm họ mất lòng.”

Không có tin thêm về các vụ biểu tình từ hôm qua, và sau chuyến thăm 3 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Zweig tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nay đã có thể thở phào để tiến tới trong quan hệ toàn diện.

Ông Zweig nói: “Họ đã quyết định mở các cuộc thao diễn chung, và đó là một bước tiến tới quan trọng.”

Tuy nhiên, tháng tới cả hai nước đều đứng trước một giai đoạn chính trị bất định, với cuộc bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ và Ðại hội đảng Cộng sản Trung Quốc dự trù đề cử những người lãnh đạo mới.

Ông Thời Ân Hoằng nói sự kiện vừa nêu có thể gây khó khăn cho hai nước kình địch lâu đời, mà ông cho rằng đã trở nên tệ hại hơn trong mấy năm vừa qua và trong vụ khủng hoảng mới đây với Nhật Bản.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG