Đường dẫn truy cập

Biểu tình chống Nhật khơi ra các cuộc tranh luận tại Trung Quốc


Người biểu tình Trung Quốc đá vào một cửa kính của cửa hàng bách hóa Seibu của Nhật Bản
Người biểu tình Trung Quốc đá vào một cửa kính của cửa hàng bách hóa Seibu của Nhật Bản

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Vào lúc các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan ra tại Trung Quốc và trong vài trường hợp đã biến thành bạo động, những người sử dụng mạng đang nêu thắc mắc về vấn đề khi nào thì hành động của người biểu tình đi quá xa.

Mặc dầu các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh chủ yếu là ôn hòa, một số đã mang theo các thông điệp có tính cách cực đoan.

Một biểu ngữ được giăng trước một nhóm người biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản hôm qua có hàng chữ ghi là: “Ngay cả nếu toàn bộ Trung Quốc biến thành một nấm mồ, chúng ta cũng phải giết tất cả người Nhật.”

Ở các thành phố khác, các cuộc biểu tình đã biến thành bạo động. Tại thành phố Quảng Châu miền nam, người nổi loạn xông vào một khách sạn cạnh lãnh sự quan Nhật Bản, đập vỡ cửa sổ và căng biểu ngữ. Ở các thành phố khác nữa, hàng hóa của Nhật, kể cả xe hơi và điện thoại đi động đã bị phá và đốt để bầy rỏ sự căm phẫn của công chúng.

Chính phủ Trung Quốc đã công khai lên án những hành vi bạo lực như thế, nhưng vẫn tỏ ra khoan nhượng đối với các cuộc biểu tình.
Hôm nay, một bài xã luận trên trang nhất của báo Nhân dân Nhật báo, tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, thừa nhận rằng Trung Quốc đã bị Nhật Bản khiêu khích, và do đó sự căm phẫn của dân chúng là “không thể đè nén được.”

Bài báo viết, “Các cảm nghĩ yêu nước này là đáng quý và phải được trân trọng và bảo vệ.” Nhưng bài báo cũng cảnh báo chống lại các hình thức biểu tình bất xứng. “Một thái độ văn minh, tôn trọng pháp trị phải là lối hành xử cơ bản của công dân.”

Bài xã luận phản ánh những lời kêu gọi bình tĩnh của các cơ quan truyền thông khác. Tân Hoa Xã nói sự phẫn nộ của Trung Quốc trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Ðiếu Ngư là “một hành động hợp lý và phản ứng tự nhiên,” nhưng khuyến cáo dân chúng phải khôn ngoan trong việc bày tỏ lòng yêu nước.

Trên dịch vụ vi blog Weibo phổ biến nhất của Trung Quốc, hôm nay nhiều người sử dụng đã chia sẻ ý kiến về lòng yêu nước.

Một công dân trẻ tuổi người Nhật sống ở Trung Quốc tường thuật trên tài khoản Weibo của anh rằng anh đã bị một nhóm người Trung Quốc tấn công, trong khi đang giúp các nạn nhận trong vụ động đất mới đây ở tỉnh Quý Châu. Anh viết, “Tôi không bị chấn thương về thể xác, nhưng tôi rất đau lòng.”

Một người sử dụng Weibo khác ở tỉnh Liêu Ninh viết đáp lại, “Chúng ta hãy yêu nước một cách hợp lý. Không phải tất cả người Nhật đều là các phần tử hữu khuynh cực đoan, nhiều lúc tình cảm yêu nước có thể lan tràn nhưng lòng yêu nước thực sự không phải được bầy tỏ bằng cách đánh đập người Nhật.”

Một nhà văn và bỉnh bút tự do đã đăng một tin nhắn trên trang vi blog của mình thách thức khái niệm về lòng yêu nước hợp lý. Ông này viết, “Bản thân lòng yêu nước có nghĩa là thực hiện các hành động vô lý. Nếu vỡ đê thì không có ai sống sót cả.”

Cô Phối Phối, 27 tuổi, một nhân viên người Trung Quốc làm việc cho một xí nghiệp Nhật Bản nói cô đồng ý với những gì người biểu tình thay mặt, nhưng tỏ ý thận trọng khi bàn đến các hành vi bạo lực nhắm vào người Nhật hay các cơ sở kinh doanh Nhật.

Cô Phối Phối nói: “Bạo lực không bao giờ là cách tốt đẹp để giải quyết mọi việc. Mở cuộc đối thoại và giải quyết vấn đề tùy thuộc vào chính phủ hai nước. Không thể để cho người dân tranh đấu trong tình trạng chính trị rất kỳ lạ như thế này.”

Nhật Bản cho hay đã quyết định mua lãnh thổ đang có tranh chấp để tránh gây thêm căng thẳng, sau khi đô trưởng Shintaro Ishihara của Tokyo thuộc cánh hữu loan báo ý định mua các đảo nhỏ này. Nhưng tại Trung Quốc, quyết định này được voi là phá vỡ một sự đồng ý bất thành văn rằng hai nước sẽ không có các biện pháp công khai để chứng tỏ chủ quyền đối với nhóm đảo Ðiếu Ngư mà người Nhật còn gọi là Senkaku.

Ðứng trước cuộc chuyển tiếp bất định một cách khác thường vào tháng tới, chính phủ Trung Quốc đã phải đối phó với các nhân vật chính trị không mấy lý tưởng trong mấy tháng vừa qua, và lo ngại các cuộc biểu tình sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Hình ảnh biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG