Đường dẫn truy cập

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tìm cách xoa dịu căng thẳng Nhật-Trung


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt tay Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tại Tokyo, ngày 17/9/2012
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt tay Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba tại Tokyo, ngày 17/9/2012

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tiếp tục từ tuần trước ở Trung Quốc, các giới chức tại Tokyo nói với bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đang đến thăm Nhật Bản rằng họ đang tìm cách ngăn tránh tình hình ngày càng xấu đi trong bang giao với Bắc Kinh vì những hòn đảo đang trong vòng tranh chấp. Thông tín viên VOA Steve Herman tại thủ đô Nhật Bản ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Trong lúc bang giao bị rạn nứt nặng nề giữa Trung Quốc và Nhật Bản, trước khi đáp máy bay đi Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã gặp các vị bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Nhật Bản.

Ngoại trưởng Koichita Genba nói với ông Leon Panetta rằng chính phủ Nhật Bản đang tìm cách ngăn tránh vụ tranh chấp về một nhóm đảo nhỏ, không có người ở vuột ra khỏi tầm kiểm soát.

Ngoại trưởng Genba nói Nhật Bản muốn hợp tác với Hoa Kỳ để bảo đảm rằng quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh sẽ không bị phương hại nghiêm trọng.

Cùng với đối tác phía Nhật Bản là bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto, ông Panetta đã khẳng định lại lập trưởng của Washington là tuy không đứng về phe bên nào trong các vụ tranh chấp lãnh thổ của Nhật Bản với các nước láng giềng, Hoa Kỳ sẽ tuân thủ các hiệp định là sẽ trợ giúp Nhật Bản nếu nước này bị tấn công. Nhưng ông nói rõ rằng ông hy vọng tình hình sẽ không bao giờ đi đến mức độ đó.

Ông Panetta cho rằng tất cả mọi người đều được hưởng lợi ích nếu Nhật Bản và Trung Quốc duy trì bang giao tốt đẹp và tránh leo thang căng thẳng thêm.

Các cuộc biểu tình bạo động chống Nhật vì một nhóm đảo trơ trụi mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Ðiếu ngư, đã bùng nổ trong những ngày gần đây ở khắp Trung Quốc.

Ðại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh đã là nơi xảy ra những vụ biểu tình ầm ĩ, và các nhà máy, nhà hàng ăn và cửa hiệu của Nhật Bản ở nhiều thành phố đã bị tấn công.

Công ty điện tử Panasonic của Nhật Bản cho hay đã đình chỉ hoạt động tại 3 trong số các phân xưởng của họ ở Trung Quốc sau khi người biểu tình phá phách 2 nhà máy hôm thứ bảy.

Tại Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi công dân Trung Quốc bầy tỏ ý kiến theo đúng luật pháp, nhưng cũng nói rằng Nhật Bản phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói vào lúc này, điểm then chốt là Nhật Bản phải đáp lại các yêu cầu nghiêm túc của Trung Quốc. Ông nói nhân dân Trung Quốc đã kêu gọi một cách chính đáng là Nhật Bản phải có một thái độ đúng đắn và có trách nhiệm khi trở lại bàn thương nghị để giải quyết vụ tranh chấp về Ðiếu ngư đài.

Tại Tokyo, hai vị bộ trưởng quốc phòng hôm nay đã đồng ý xúc tiến việc thiết đặt một cơ sở radar tối tân tại một địa điểm không nói rõ thuộc nam bộ Nhật bản nhằm mục đích bảo vệ trước các vụ phóng phi đạn đạn đạo sau này của Bắc Triều Tiên.

Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ phủ nhận việc cơ sở radar mới này cũng nhắm vào việc chống lại Trung Quốc.

Hai vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nhật cũng loan báo hai nước sắp chung quyết bản xét duyệt an ninh mở đường cho 12 chiếc máy bay Osprey cánh nghiêng gây nhiều tranh cãi được hoạt động từ một căn cứ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Okinawa.

Một số tổ chức dân sự ở Okinawa cực lực phản đối việc bố trí các phi cơ V-22, vì cho rằng chúng nguy hiểm và các đảo phía nam đã phải chịu gánh nặng quá nhiều trong việc dành nơi làm căn cứ cho lực lượng và máy bay của Hoa Kỳ.

Nhưng những người Nhật Bản khác nói rằng, trong tình hình Trung Quốc ngày càng hung hăng, Nhật Bản không có chọn lựa nào khác, là tiếp tục lệ thuộc nặng vào quân đội Hoa Kỳ.

Theo hiến pháp mà Nhật Bản đã phải chấp nhận khi bại trận sau thế chiến thứ hai, nước này bị cấm không được có một lực lượng quân sự có khả năng tấn công. Và Nhật Bản hạn chế chi tiêu về quốc phòng ở mức 1% GDP.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay không được coi là một lân quốc hòa bình.

Từng chịu đựng sự đô hộ tàn ác của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ thứ 20, người dân Trung Quốc coi hành động mới đây của Nhật Bản khi quốc hữu hóa các đảo đang có tranh chấp như một sự khiêu khích nghiêm trọng.

Hình ảnh biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG