Trước các máy thu hình, những người tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hôm Chủ nhật tại Bruxelles đều tươi cười, nhưng dưới bề mặt đó là những căng thẳng vẫn còn sôi sục.
Những hàng tựa đề trên các báo Pháp nêu bật sự rạn nứt giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Lên tiếng hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin đoan quyết là các cuộc thảo luận vẫn tiến hành đúng hướng. Ông nói: "Theo tôi thì nếu có ai cho rằng đã tiến bộ được 2/3 kể từ thứ Sáu tuần trước thì đấy là lời nhận định công bằng." Ông nói tiếp: "Chúng ta đã thỏa thuận về chuyện giải ngân cho đợt cuối cùng của kế họach cứu nguy trước đây cho Hy Lạp và chúng ta đã đồng ý về mức độ tăng vốn trở lại cho các ngân hàng để đối phó với bất cứ những khó khăn bất ngờ nào có thể xảy ra."
Vậy thì các nước đã thực sự đồng ý được về những gì? Các ngân hàng châu Âu sẽ bị buộc phải gây vốn mới 100 tỉ euro để bảo đảm cho họ khỏi bị thua lỗ.
Những ngân hàng châu Âu cũng sẽ bị đòi hỏi phải xóa nợ thêm cho Hy Lạp, vượt xa 21% như đã được đồng ý vào tháng Bảy.
Trở ngại lớn nhất là tăng vốn cho quĩ cứu nguy của Liên hiệp châu Âu.
Giới phân tích cho là quĩ này với số tiền 440 tỉ euro quá ít không thể cứu nguy Tây Ban Nha hay Ý trong trường hợp hai nước này gặp nguy khốn.
Tổng thống Pháp Nicolas arkozy đề nghị một phương cách mới để nâng thu nhập. Ông nói: "Chúng ta đã nhắc nhở tất cả các đối tác châu Âu của chúng ta về việc đưa ra một khoản thuế đánh trên những lần giao dịch tài chính. Đó là một cam kết mà chúng ta cũng đã thỏa thuận và chúng ta sẽ theo đuổi."
Anh quốc, không thuộc khối sử dụng đồng euro, chống lại sắc thuế đó vì nền kinh tế của nước này lệ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ tài chính. Thủ tướng Anh nói các nước thành viên của khối sử dụng đồng euro không nên áp đặt chính sách cho toàn thể Liên hiệp. Ông nói: "Hiệp định chỉ có thể thay đổi nếu được sự chấp thuận của tất cả 27 thành viên của Liên hiệp châu Âu EU, và bất cứ sự thay đổi nào, như lần thay đổi mới đây, là cơ hội để thăng tiến lợi ích quốc gia của chúng ta."
Tình hình căng thẳng giữa Anh và Pháp đang gia tăng. Tin trích dẫn lời ông Sarkozy nói với Thủ tướng Anh rằng ông "thấy ớn" vì sự chỉ trích của Anh và những gì mà Anh muốn bảo các nước euro phải làm.
Trong khi đó ông Cameron lại phải đương đầu với vấn đềm Liên hiệp châu Âu với hai trận chiến ở cả quốc ngoại lẫn quốc nội.
Những nhà lập pháp chống đối ngay trong đảng Bảo thủ của ông tại quốc hội muốn thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc để hỏi ý kiến dân có muốn hoàn toàn ra khỏi Liên hiệp châu Âu hay không.
Thủ tướng Anh nói rằng với tình thế châu Âu đang rối bời, nay không phải là lúc nước Anh khuấy động thêm nữa.
Giới lãnh đạo EU sẽ họp lần nữa vào thứ Tư để đưa ra quyết định chung cuộc về thỏa thuận cứu nguy. Nhiều nguời hy vọng thỏa thuận này sẽ đánh dấu khởi đầu cho việc chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu.
Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đã đụng độ tại các cuộc họp khẩn về đồng euro tại Bruxelles. Chuyện này diễn ra giữa lúc các nhà làm luật tại Quốc hội Anh tranh luận về biện pháp rời bỏ hẳn Liên hiệp châu Âu. Từ London, thông tín viên Henry Ridgewell tường trình về những căng thẳng mới nhất trong vụ khủng hoảng đồng euro.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Nghiên cứu của Mỹ: Máy bay của tổng thống Nga được dùng để trục xuất trẻ em Ukraine
2Sợ chính sách của ông Trump, một số di dân tìm cách hồi hương
3Trump yêu cầu thả ngay các con tin vụ 7/10, nếu không sẽ ‘phải trả giá rất đắt’
4Mỹ và Việt Nam tìm cách tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trước khi Tổng thống Biden mãn nhiệm
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!