Đường dẫn truy cập

Đồ lưu niệm về ông Mandela bán chạy tại Nam Phi


Mũ, bích chương và nút có hình ông Mandela được bán tại tất cả các địa điểm tưởng niệm.
Mũ, bích chương và nút có hình ông Mandela được bán tại tất cả các địa điểm tưởng niệm.
Tại tất cả những địa điểm tưởng niệm-bên ngoài Toà nhà Đoàn kết ở Pretoria, nhà cũ của ông Nelson Mandela tại Houghton, viện bảo tàng Mandela ở Soweto và sân vận động FNB, những người bán hàng rong nổi lên như nấm, mang áo thun, mũ và bích chương có tên hay ảnh cựu Tổng thống Nam Phi. Thông tín viên Peter Cox tường trình từ Johannesburg về những người buôn bán các món hàng có liên hệ đến ông Mandela.

Ngay dưới chân ngọn đồi có Toà nhà Đoàn kết tại Pretoria, bà Elizabeth Sithole 52 tuổi ngày thứ Sáu trở về một công viên và lên xe buýt sau khi viếng thi hài của ông Mandela được quàn tại trụ sở chính phủ để công chúng đến viếng.

Bà Sithole nghe một người đàn ông rao bán mũ, bích chương và nút có hình ông Mandela và trong vài phút bà đã tiêu hết 30 đô la.

Bà Sithole nói: “Tôi mua để có thể nhớ đến Tiến sĩ Nelson Rohilhala Mandela như là thần tượng của tôi…Một cái mũ và thứ gì để mặc, như một cái mền…Vâng, tôi đã mua một bích chương để tôi có thể treo trong nhà để lúc nào cũng nhớ đến ông, ngay cả các con tôi cũng có thể nhìn thấy, và ngay cả các cháu của tôi cũng có thể nhìn thấy ông.”

Trong những ngày sau khi ông Nelson Mandela từ trần, những địa điểm tưởng niệm được dựng tạm xuất hiện trên khắp Johannesburg và Pretoria. Và cùng một lúc, những vị trí này đã trở thành nơi bán những món hàng về ông Mandela.

Bán mũ, áo thun, mền, nút và bích chương hình nổi, những người bán hàng này làm ăn khấm khá.

Ông Frans Mathe dùng tên gọi khác để chỉ về công việc của ông.

“Tôi, tôi là một người làm việc rất tích cực, tôi luôn luôn bán. Do đó tôi cũng nhắm vào muc tiêu này. Hầu hết mọi người đều thích ông Mandela. Tôi tự nhủ hãy mua các tấm ảnh này rồi bán lại cho những người không thể mua được.”

Ông Mathe đến một cửa hàng và mua 100 bích chương có hình nổi của ông Mandela với giá mỗi tấm 10 xu, ông mang ra đường bán 20 xu một tấm. Hôm thứ Năm, ông bán được 30 tấm. Ngày thứ Sáu ông bán 20 tấm.

Tại Khu Thời trang ở trung tâm Johannesburg, đầy những cửa hàng bán quần áo của di dân, những vật dụng liên hệ đến ông Mandela bán rất chạy.

Bà Mary Terada, một người bán hàng Ethiopia nói:

“Ngay sau khi ông Mandela qua đời. Khi chúng tôi nghe tin này, chúng tôi in hình ông Mandela lên những áo thun để bán trong lễ truy điệu.”

Ông Daniel Onyeneaucheya, người Nigeria, chủ một cửa hàng bán quần áo dưới phố nói ông chống lại việc buôn bán những hàng hoá có liên hệ đến ông Mandela.

“Tôi không cần bán những món hàng có liên hệ với ông để kính trọng ông hay theo ông. Tôi tin mọi người nên kính trọng ông nhiều hơn bằng cách sống theo cách ông dạy chúng ta sống.”

Tuy nhiên ông không chống lại những người bán hàng này.

Hôm thứ Sáu, tại Pretoria, họa sĩ Radineo Letlape và các bạn bán các bức tranh của ông dọc theo đoàn người sắp hàng chờ đến viếng thi hài của ông Mandela được quàn tại Toà nhà Đoàn kết.

“Tôi khắc một ít, sơn một ít, cộng thêm vẽ bằng than, nhưng khuôn mặt thực sự được phản ánh trên gỗ.”

Mỗi bức ảnh được sơn trên gỗ và gỗ không được sơn bên trong khuôn mặt của ông Mandela.

Ông nói ông muốn mọi người tại Nam Phi, cũng được biết bằng tiếng lóng Mzanzi, có cái gì để nhắc nhở họ về ông Mandela. Ông hy vọng những bức tranh của ông có thể làm việc này đối với một số người.

“Bằng cách nhìn hình ông mỗi ngày, chúng ta không thể nào dễ quên Tata, do đó tôi đóng vai trò của tôi giúp ông ấy có mặt tại Mzanzi.”

Với những cơ hội trên toàn quốc mua được những sản phẩm có chủ đề Mandela, việc này có thể xảy ra.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG