Đường dẫn truy cập

Châu Âu chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công khủng bố


An ninh đã được tang cường tại nhiều nơi ở châu Âu sau các cuộc tấn công tại 3 lục địa trong tuần qua.
An ninh đã được tang cường tại nhiều nơi ở châu Âu sau các cuộc tấn công tại 3 lục địa trong tuần qua.

Các quốc gia châu Âu nâng mức đe dọa khủng bố vào những ngày cuối tuần vì lo ngại là tháng Ramadan thiêng liêng của Hồi Giáo, khi những người Hồi Giáo thực hành khiêm nhường và từ thiện và đến gần hơn Đấng Allah, có thể có thêm những cuộc tấn công tương tự như đã xảy ra hôm thứ Sáu làm trên 60 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương tại 3 lục địa.

Các phần tử thánh chiến đã có lịch sự thực hiện những cuộc tấn công khủng bố nhân dịp Ramadan và năm nay sẽ có nhiều cuộc tấn công khủng bố thêm vào chương trình hoạt động của họ. Được hỏi vào năm 2001 là liệu lực lượng Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo có nên ngưng các cuộc hành quân tại Afghanistan để tôn trọng tháng thiêng liêng này hay không nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã trả lời: “Taliban và Al-Qaida không nghỉ lễ.”

Tháng Ramadan năm nay cũng vậy. Nhà nước Hồi Giáo nhanh chóng tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom vào một ngôi đền của người Sia tại Kuwai làm vài chục người chết và hàng trăm người bị thương, và vụ nổ súng vào cuối ngày thứ Sáu tại hai khách sạn nằm trên bờ biển tại Tunisa làm ít nhất 37 người thiệt mạng, hầu hết là du khách phương Tây.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Nội vụ Italy Angelino Alfano nói: “Không có nước nào là không gặp nguy hiểm, chúng tôi đã tái nâng mức báo động lên cao đối với những đơn vị chịu tránh nhiệm bảo vệ những nơi trọng yếu. Ngày hôm nay chúng ta đã chứng kiến 3 vụ tấn công được thực hiện tại 3 nơi trên thế giới với hàng chục người chết. Những cuộc tấn công này được liên kết bởi một điều: bạo động và khủng bố.”

Ông Alfano nói thêm: “Chúng ta chỉ thắng được thách thức khủng bố khi nào chúng ta không cho phép chúng ta sợ hãi.” Ngày thứ Sáu sau cuộc tấn công khủng bố tại Pháp -với một người bị một kẻ giết người đơn độc chặt đầu-cảnh sát Tunisa và Kuwait, Italy bắt một người Pakistan bị cáo buộc vạch kế hoạch tấn công một ngôi chợ ở Peshawar vào năm 2009 làm hơn 130 người thiệt mạng.

Các nhân viên chống khủng bố Italy nghi người này là một thành viên của mạng lưới thánh chiến ở Italy đang âm mưu tấn công vào Rome, trong đó có Vatican. Vatican đã nhận được những đe dọa tấn công của những phần tử cực đoan có liên hệ với Nhà nước Hồi Giáo vào những nhân vật nổi tiếng.

Vào tháng Hai năm nay, trong một video ghê rợn được các phần tử cực đoan đưa lên mạng có cảnh cắt cổ 21 Cơ Đốc Nhân thuộc hệ phái Coptic trên bờ biển Địa Trung Hải gần thành phố bờ biển Sirte của Libya, một phát ngôn viên của các phần tử hiếu chiến chỉ về phía bắc sau vụ hành hình và nói “Chúng tôi sẽ chiếm Roma với sự cho phép của Allah.”

Các nhà phân tích nói đối với những phần tử thánh chiến mạng lệnh to lớn là thực hiện những cuộc tấn công “ngoạn mục” vào dịp Ramadan này. Tất cả những cuộc tấn công diễn ra chỉ cách nhau vài giờ đồng hồ.

Trong những tuần lễ gần đây, vương quốc Hồi Giáo của Nhà nước Hồi Giáo trải dài qua Syria và Iraq đã chịu nhiều thiệt hại trên chiến trường, mất quyền kiểm soát một thị trấn Syria quan trọng nằm trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, một căn cứ quân sự trọng yếu và một vài làng cách Raqqa thủ đô trên thực tế của Nhà nước Hồi Giáo khoảng 50 kilômét về phía bắc.

Sự giáng trả của Nhà nước Hồi Giáo diễn ra khốc liệt tại Syria ngay trước khi những cuộc tấn công được thực hiện tại Bắc Phi, châu Âu và Vùng Vịnh- đây không có lý do nào khác là để nâng cao tinh thần của những chiến binh Nhà nước Hồi Giáo. Theo các nhà hoạt động chống Nhà nước Hồi Giáo tại miền bắc Syria có những dấu hiệu cho thấy tinh thần của các chiến binh Hồi Giáo bị sa sút. Ông Amir Salamah nói: “Người Syria trong hàng ngủ Nhà nước Hồi Giáo suy sụp vì những thất bại.” “Người nước ngoài chịu ảnh hưởng ít hơn nhưng nếu Nhà nước Hồi Giáo thất bại tại Syria thì những chiến binh này có thể chuyển sang các chiến tuyến tại Iraq.”

Các phần tử cực đoan Hồi Giáo mở một cuộc tấn công ác liệt hồi giữa tuần vào Kobani, một thị trấn của người Kurd trên vùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ gây nhiều kinh hoàng hơn là một tháng bị các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi Giáo vây hãm và chỉ chấm dứt vào tháng Giêng năm nay.

Các cơ quan tình báo phương Tây, Trung Đông và Bắc Phi dự đoán về một cuộc tấn công dữ dội sắp xảy ra kể từ khi các phần tử thánh chiến thực hiện một cuộc tấn công giết người vào một viện bảo tàng nổi tiếng ở Tunis. Đây là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất liên hệ đến Nhà nước Hồi Giáo xảy ra bên ngoài Iraq và Syria trước cuộc tấn công ngày thứ Sáu vừa qua.

Sau cuộc tấn công viện bảo tàng Bardo vào tháng 3 làm 20 du khách và một nhân viên bảo vệ người Tunisa thiệt mạng, các người ủng hộ Nhà nước Hồi Giáo dùng hashtag #IWillComeToTunisiaThis Summer (Ta sẽ đến Tunisa mùa Hè này) trên Twitter của công nghiệp Tunisa để cảnh báo về kế hoạch tấn công nhằm vào mục tiêu là những người đi nghỉ hè phương Tây.

Và những lo ngại của các cơ quan tình báo tăng thêm khi vào tuần trước, trong một tuyên bố thu thanh được đưa lên mạng, phát ngôn viên Nhà nước Hồi Giáo Abu Muhammad al-Adnani dường như báo trước tai họa sẽ xảy ra. Ông kêu gọi các người ủng hộ tấn công vào tất cả những người dị giáo nhân dịp tháng Ramadan và cũng thúc đẩy tấn công vào người Hồi Giáo Shia.

Chính vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan năm ngoái, Abu Bakr al-Baghdadi loan báo thành lập Vương quốc Hồi Giáo kéo dài từ Syria đến Iraq.

Các giới chức an ninh phương Tây cho biết vẫn không chắc chắn về mức độ phối hợp của những kẻ tấn công hay là được Nhà nước Hồi Giáo chỉ đạo và lập kế hoạch.

Một viên chức an ninh Anh nói: “Chúng tôi không biết là những cuộc tấn công này do Nhà nước Hồi Giáo gây cảm hứng hay tổ chức này tích cực liên hệ đến kế hoạch và thời điểm tấn công.” Ông từ chối không nêu lên danh tánh trong bài này vì ông không được quyền nói với truyền thông.

Tuy nhiên những nhà phân tích độc lập cho rằng thời điểm của 3 cuộc tấn công diễn ra trong vòng vài giờ dồng hồ không phải là một chuyện tình cờ.

Và các nhà phân tích nói sự khác biệt giữa một mặt là gây cảm hứng hay khuyến khích và lập kế hoạch và phối hợp là một mặt khác. Giới lãnh đạo các phần tử thánh chiến Al-Qaida đối thủ của Nhà nước Hồi Giáo nói họ không có liên hệ gì đến các cuộc tấn công khủng bố của các chi nhánh của tổ chức.

Ông Aaron Zelin, một nhà phân tích thuộc Viện Washington về Chính sách Cận Đông, một tổ chức nghiên cứu Hoa Kỳ viết trên Twitter “Những cuộc tấn công của Nhà nước Hồi Giáo là tiếp nối những gì đã làm tại Bán đảo Ả Rập, Tunisa và Pháp. Nhưng lần này là cùng một ngày.”

Ở tầm mức hoạt động, các giới chức an ninh châu Âu và Bắc Phi cần tìm hiểu là các phần tử thánh chiến khác nhau, chính thức có liên hệ với Nhà nước Hồi Giáo hay không, đang làm việc với nhau như thế nào để phối hợp các cuộc tấn công.

Cho đến nay,các giới chức an ninh Tunisa vẫn chưa rõ tổ chức thánh chiến địa phương nào yễm trợ cho các tay súng.

Một số giới chức cáo buộc Biệt đội Uqba Ibn Nafi, chi nhánh của Al-Qaida tại vùng Hồi Giáo Maghreb (AQIM) thực hiện cuộc tấn công, nhưng vào tháng 9 năm 2014 tổ chức này chính thức chuyển sang trung thành với Nhà nước Hồi Giáo. Những người khác nói Ansar al-Sharia tại Tunisa cũng liên hệ đến vụ tấn công. Nguồn tin an ninh Tunisa nói với Đài VOA là cả hai tổ chức này đã gởi các chiến binh cho Nhà nước Hồi Giáo tại Syria và Libya để chiến đấu bên cạnh các chi nhánh của họ tại miền đông Libya.

Tấn công khủng bố ở Tunisia, ít nhất 37 người thiệt mạng (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:00 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG