Đường dẫn truy cập

Thượng đỉnh AU cho thấy Châu Phi ngả về phương Đông


Các lãnh đạo Châu Phi chụp hình lưu niệm với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh AU tại Addis Ababa, Ethiopia, ngày 29/1/2012
Các lãnh đạo Châu Phi chụp hình lưu niệm với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh AU tại Addis Ababa, Ethiopia, ngày 29/1/2012

Một hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp châu Phi, tức AU, đã khai mạc với việc Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi được chọn làm Chủ tịch của Liên hiệp trong năm tới. Từ địa điểm họp ở Addis Ababa, thông tín viên VOA Peter Heinlein tường thuật rằng các bài diễn văn khai mạc phản ánh sự kiện châu Phi ngày càng ngả nhiều về phía Đông.

Trung Quốc là khách danh dự tại cuộc họp thượng đỉnh này, và phiên khai mạc tràn ngập những lời bày tỏ sự biết ơn đối với món quà 200 triệu đôla mà Trung Quốc tặng cho trụ sở mới của AU.

Chủ tịch y Hội AU Jean Ping mô tả năm 2011 như một năm đầy thử thách và khó khăn, vào lúc các cơ chế Tây phương áp đặt các giải pháp đối với những vụ khủng hoảng tại Libya và Côte d’Ivoire, bác bỏ hoặc làm lơ trước các đề nghị của châu Phi. Ông Jean Ping phát biểu bằng tiếng Pháp qua một thông dịch viên.

Ông Ping nói rằng các diễn biến trong năm 2011 đã gây nhiều căng thẳng cho một số công cụ và kết quả là gây tác động cho khả năng dự đoán của chúng ta. Đôi khi các diễn biến này thử thách sức mạnh của tình đoàn kết và khả năng của chúng ta làm sao cho quan điểm của chúng ta thắng thế trong một số vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết yếu của châu lục.

Vị chủ tịch AU sắp xuất nhiệm, Tổng thống Teodoro Obiang Nguema của nước Guinea Xích đạo, tố cáo các cơ chế Tây phương như Tòa án Tội phạm Quốc tế là có thành kiến chống châu Phi. Phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, và cũng qua lời một thông dịch viên, ông Obiang nói các nhà lãnh đạo Phi Châu không nên giữ thái độ thờ ơ trước điều ông gọi là sự can thiệp từ bên ngoài.

Theo ông Obiang, Liên hiệp châu Phi phải nghiên cứu việc thành lập tòa án tội phạm Phi Châu riêng của mình để chấm dứt tất cả các hành động bất công và phân biệt đối xử mà chúng ta đã thấy trong công lý quốc tế. Châu Phi cần có hành động với tinh thần đoàn kết và phối hợp mạnh mẽ để tránh những người khác lấy đi quyền hạn của mình và làm bất cứ điều gì họ muốn có liên quan đến các nước châu Phi.

Diễn giả chính của hội nghị, sách lược gia chính trị hàng đầu của Trung Quốc ông Giả Khánh Lâm đã đối chiếu chính sách đối ngoại của Bắc Kinh với chính sách đối ngoại của phương Tây. Phát biểu bằng tiếng Hoa qua một thông dịch viên, ông nói Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra các điều kiện trong những đề nghị viện trợ của mình.

Ông Giả Khánh Lâm nói Trung Quốc sẽ cực lực ủng hộ các nước Phi Châu trong nỗ lực bênh vực chủ quyền và độc lập, và tự mình giải quyết các vấn đề Phi Châu. Ông khẳng định rằng Trung Quốc chủ trương tất cả các nước lớn bé đều bình đẳng, và chống lại sự kiện các nước lớn mạnh và giàu bắt nạt các nước nhỏ yếu và nghèo.

Phiên khai mạc chứng kiến việc Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi được bầu làm chủ tịch AU với nhiệm kỳ 1 năm. Chức vụ này luân phiên tùy theo khu vực, và ông Boni Yayi được là người được chọn thuộc khối khu vực Tây Phi gọi là ECOWAS. Ông là một kinh tế gia đã lãnh đạo quốc gia Tây Phi nhỏ bé này được 6 năm.

Trong tư cách chủ tịch, ông Boni Yayi sẽ chủ tọa cuộc tranh đua gay gắt dành chức chủ tịch Ủy Hội AU. Cuộc tranh đua giữa người đương nhiệm là ông Jean Ping của Gabon, và đối thủ là ông Nkosazana Dlamini-Zuma của Nam Phi sẽ được giải quyết vào ngày hôm nay trong một cuộc bỏ phiếu kín giữa các nguyên thủ quốc gia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG