Đường dẫn truy cập

Giới trẻ Việt Nam ở nước ngoài biểu tình chống Trung Quốc-phần 2


Giới trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ở Paris, 24/6/2011
Giới trẻ Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ở Paris, 24/6/2011

Người Việt Nam cả trong và ngoài nước đang hết sức phẫn nộ trước hành động xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Tình cảm đó được nhiều bạn trẻ trong nước thể hiện rõ ràng trên các trang mạng hay bộc lộ công khai qua các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đầy rủi ro và khó khăn, nhưng cũng có nhiều bạn phải âm thầm chôn chặt niềm thổn thức trước tình cảnh lãnh thổ quốc gia liên tục bị đe dọa và xâm phạm khi mà các điều kiện tại Việt Nam chưa cho phép họ được bày tỏ quan điểm dễ dàng và mạnh dạn như các bạn ở ngoài nước. Vậy, những người trẻ đang học tập và sinh sống ở nước ngoài có thể làm gì để chia sẻ nguyện vọng và giúp lan truyền tiếng nói của thanh niên Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước? Mời quý vị cùng chia sẻ ý kiến trong phần 2 cuộc thảo luận với Bình, du học sinh ở Pháp; Hiệu, nghiên cứu sinh ngành y khoa ở Hà Lan; Minh đang học chương trình sau đại học ở Bỉ; và Vũ, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên miền Nam bang California: 4 bạn trẻ đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, và Hoa Kỳ.

Hiệu: Về vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam, chúng ta cần phải công khai. Càng công khai càng tốt. Mình hay trao đổi với các bạn bè ở đây, không chỉ các bạn Hà Lan, mà cả các bạn Trung Quốc nữa. Hôm rồi, mình có nói với một bạn Trung Quốc rằng mình đi biểu tình, nhưng mình không chống nhân dân Trung Quốc, mình chỉ phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc thôi. Mình cũng nói rõ Việt Nam chỉ muốn hòa bình và dùng luật quốc tế trong tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng người bạn Trung Quốc của mình lại nói ngược lại với mình rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã tuyên bố công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông rồi. Lúc đó, mình cứng miệng luôn, không biết nói sao. Giờ có vẻ dân Trung Quốc được tuyên truyền và biết đến tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, trong khi dân Việt Nam mình ít nghe nói, chứ nói gì đến thảo luận hay tranh luận về vấn đề này. Những vấn đề nhạy cảm người dân Việt Nam mình không được biết. Không biết làm sao nói chuyện với bạn bè thế giới, làm sao thuyết phục họ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Trà Mi: Đó là trăn trở của Hiệu ở Hà Lan.

Hiệu: Trung Quốc hiện giờ đang tuyên truyền ngược lại, như thể Việt Nam đang đi gây hấn với nước họ chứ không phải là bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình. Chính vì vậy, mình muốn đánh động dư luận thế giới càng sớm, càng nhanh càng tốt. Đừng để tới một lúc nào đó có chuyện xảy ra thì Trung Quốc có vẻ như chỉ là người tự vệ chứ không phải là người gây hấn, Việt Nam mới là kẻ gây hấn. Điều đó mình lo sợ nhất.

Trà Mi: Các bạn khác ở đây có chia sẻ bức xúc, ưu tư của Hiệu ở Hà Lan không?

Minh: Hiệu vừa nói điều mình thấy rất đúng. Đó là khả năng bóp méo thông tin của chính phủ Trung Quốc là rất giỏi. Họ càng ngày càng lộ nguyên hình là tên cướp biển nhưng lại la làng. Mình thấy việc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước và để cho cộng đồng thế giới biết bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc là việc hoàn toàn có ích và nên làm. Mình cũng để ý một điều là chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã có những cuộc họp đi đến những thỏa thuận giữa hai nước rất tích cực. Mình coi đây là bước tiến bộ để giải quyết vấn đề đang phức tạp và căng thẳng ở đây. Một khi chính phủ làm được những điều như vậy, thì biểu tình liên tục và nhiều, theo mình, cũng không ổn. Khi nào Trung Quốc thể hiện thái độ gây hấn leo thang, ta hãy đi biểu tình. Lúc ấy biểu tình mới có ý nghĩa và khí thế. Nếu mình biểu tình thường xuyên và quy mô nhỏ, sẽ bị nhạt trong mắt dư luận, đôi khi có thể bị lợi dụng. Mình nghĩ khi có lý do thật sự để làm một cuộc biểu tình thật lớn thì mình phải làm thật nhiều, thật lớn và khí thế, hơn là biểu tình thường xuyên.

Trà Mi: Các bạn khác có ý kiến thế nào? Minh nói khi hai chính phủ đã đạt được những thỏa thuận tiến bộ, đáng kể, thì không nên có những cuộc biểu tình như thế, nó sẽ phá hỏng tinh thần đoàn kết và tình hình an ninh chung của khu vực. Nhưng bạn có được biết những thương lượng tiến bộ đó là gì không? Có ai được biết thỏa thuận đó như thế nào không?

Minh: À, cái này... vâng, mời anh phát biểu ý kiến ạ.

Hiệu: Nếu hai nhà nước Việt-Trung đạt được thỏa thuận, phải công khai nó ra. Có nhiều thông tin mà Việt Nam mình không đưa tin. Chính điều này tạo nhiều câu hỏi và thắc mắc trong dư luận.

Trà Mi: Tức vấn đề đặt ra là được hay không được thế nào cần phải công khai cho công luận biết.

Hiệu: Vâng, sự đồng thuận thế nào thì do chính phủ quyết định, nhưng cần phải có những cuộc trưng cầu dân ý hay sự đồng ý của quốc hội. Như vậy mới có tính hợp pháp. Những hoạt động và thỏa thuận giữa hai chính phủ cần có sự giám sát của quốc hội.

Trà Mi: Và một khi công khai những kết quả đáng kể hay tiến bộ như lời Minh nói, dĩ nhiên lòng dân sẽ không còn bức xúc, phẫn uất mà họ mong muốn bằng mọi cách thể hiện qua các cuộc biểu tình. Bây giờ trở lại với Vũ, theo bạn, hiệu ứng tức thời từ các cuộc tuần hành của người Việt, thanh niên Việt trong và ngoài nước là gì?

Vũ: Phổ biến thông tin là một quyền lợi cho các bạn. Khi các bạn biết rõ những việc làm này là đúng thì sự đoàn kết của mọi người Việt trên thế giới sẽ khiến tất cả mọi người đứng lại với nhau làm một cuộc tuần hành mạnh mẽ hơn nhiều.

Trà Mi: Như các bạn vừa nói, những thông tin thật sự về quá trình đàm phán giữa hai nước chưa được công khai, minh bạch. Dư luận cũng không rõ ràng về những gì Việt Nam được và mất, nên lòng dân bất an, dẫn tới các cuộc tuần hành biểu hiện lòng yêu nước và phản đối thái độ của Trung Quốc. Nhưng trong điều kiện tại Việt Nam, ngay việc đơn giản nhất là bày tỏ thái độ và sự bất an của mình cũng không được phép thể hiện dễ dàng, thoải mái. Các bạn là những người ở bên ngoài, có cơ hội dễ dàng hơn các bạn trong nước rất nhiều. Các bạn có thể làm gì để chia sẻ nguyện vọng của các bạn trong nước và lan truyền tiếng nói của những người trẻ trong nước?

Vũ: Các bạn ngoài nước có thể dùng những kinh nghiệm và những gì mình học hỏi được để bày tỏ sự ủng hộ với các bạn trong nước hoặc làm những cuộc tuần hành tương tự để chứng tỏ là các bạn tại Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của tất cả các bạn trẻ trên thế giới.

Hiệu: Mình đồng ý. Chính vì ở đây mình được phép biểu tình hoàn toàn hợp pháp và công khai nên mình mới tổ chức biểu tình ở đây với sự hỗ trợ của cảnh sát.

Trà Mi: Ngoài những cuộc tuần hành đánh động sự chú ý của công luận, người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước có thể làm gì hơn nữa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối hành động lấn lướt, xâm lược của Trung Quốc?

Hiệu: Cái đó còn tùy vào diễn biến và thái độ của chính quyền Trung Quốc và Việt Nam trong tương lai trong vấn đề Biển Đông.

Trà Mi: Nói một cách cụ thể, theo bạn, tùy là tùy thế nào. Có những dấu hiệu tích cực thì thế nào, còn tiêu cực thì chúng ta phải làm sao?

Hiệu: Nhà nước làm tốt thì mình nghĩ không ai đi biểu tình, không ai phản đối cả. Nếu chính quyền làm gì bất ổn thì mình không thể ngồi yên được, vì nhà nước có nhiệm vụ của nhà nước, còn người dân cũng có trách nhiệm của người dân. Chứ không phải cứ thờ ơ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà nước hết. Vậy không được.

Trà Mi: Nếu có người hỏi các bạn rằng nói hiện nay hai nhà nước đã thương thảo với nhau và có những giải pháp ôn hòa, tốt đẹp rồi, vậy các bạn đã yên tâm chưa? Câu trả lời của các bạn sẽ như thế nào?

Minh: Với tư cách là người trẻ yêu nước sống và làm việc ở nước ngoài, những điều tốt nhất chúng tôi có thể làm là tổ chức biểu tình hòa bình để đánh động dư luận, cho thế giới biết bộ mặt thật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực nói chuyện với cộng đồng sinh viên quốc tế để họ hiểu thêm vấn đề. Như vậy, chúng ta sẽ có sự hậu thuẫn của các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta biểu tình để Trung Quốc chùng bước và không dám làm càng nữa. Nhưng việc đàm phán ta cứ để nhà nước lo. Nhà nước làm gì cũng được miễn đừng để chính phủ Trung Quốc lợi dụng và qua mặt. Còn nhân dân, mỗi người có cách thể hiện lòng yêu nước riêng, nhưng đừng để bị lợi dụng.

Trà Mi: Mời anh Bình.

Bình: Tôi nghĩ nước nào cũng có những vấn đề của mình cả, cũng đều gặp những khó khăn cần giải quyết và có những thuận lợi tiềm tàng riêng. Cho nên, đối với người trẻ, việc hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề và làm thế nào để bạn bè quốc tế cùng chia sẻ những vấn đề có thể chia sẻ được, đó là nhiệm vụ của mỗi người. Mọi người cứ cố gắng làm thật tốt phần của mình, làm những việc cần phải làm.

Trà Mi: Như các bạn chia sẻ, ưu tư lớn nhất của các bạn, những người trẻ Việt Nam đang sinh sống và học tập ở nước ngoài, đó là sự công khai từ phía chính quyền Việt Nam về những gì đang diễn ra với Trung Quốc. Ngoài trăn trở đó, các bạn có nguyện vọng nào muốn đề đạt với những người hữu trách. Với tư cách là người trẻ quan tâm đến tình hình đất nước, nếu có cơ hội, các bạn sẽ nói gì?

Vũ: Chúng tôi là tuổi trẻ và tương lai của đất nước. Chúng tôi có kiến thức riêng của mình và chúng tôi mong chính quyền Việt Nam đứng bên cạnh người dân, nhất là khi bị nước ngoài xâm chiếm.

Trà Mi: Cảm ơn ý kiến anh Vũ. Các bạn khác có ý kiến nào muốn chia sẻ thêm trước khi kết thúc chương trình không?

Hiệu: Người dân cần phải được nói. Khi dân nói, nhà nước nghe và biết làm theo. Đó mới là một nhà nước do dân, của dân, vì dân. Nhà nước không cho dân nói, làm sao nghe, mà không nghe thì không thể nào làm theo ý nguyện của dân. Trong các tình huống khó khăn nhất cần có sự đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa của nhân dân từ mọi nơi. Càng nhiều càng tốt hơn, càng có nhiều sự lựa chọn để vượt qua những tình huống khó khăn của đất nước. Không thể nói khó khăn nên thôi đừng nói nữa, im đi, để nhà nước giải quyết. Điều đó không khoa học và không hợp lý.

Trà Mi: Ngoài nguyện vọng đề đạt với chính quyền, để nói một lời với những thanh niên, những người trẻ đồng trang lứa trong nước, các bạn sẽ nói gì?

Hiệu: Mình nghĩ không có sự khác biệt giữa người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước. Ý nguyện và tình cảm đều như nhau. Chỉ có điều ở nước ngoài có luật lệ đàng hoàng cho mình thể hiện tiếng nói của mình. Còn các bạn trong nước gặp nhiều khó khăn hơn. Chúng ta phải thể hiện tiếng nói của mình rõ ràng và khôn ngoan.

Minh: Để thành công trong chuyện chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, theo mình, chỉ thành công khi và chỉ khi nhà nước và nhân dân, nhất là người trẻ cùng đồng lòng dốc sức. Những người trẻ như bọn mình ở đây và trong nước sẽ không bao giờ khoanh tay phó mặc tất cả cho nhà nước. Mình tin là nhà nước không làm ngơ trước khát vọng của nhân dân được. Chúng ta cứ yêu nước theo cách của mình.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chương trình này.

Tạp chí Thanh Niên mong đón nhận ý kiến của quý thính giả và độc giả chia sẻ với các vị khách mời hôm nay. Mời quý vị cùng trao đổi quan điểm với nhiều độc giả khác trong chuyên mục Tạp chí Thanh Niên trên trang web www.voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên được phát sóng trong chương trình từ 10 đến 11 giờ tối thứ sáu và tối chủ nhật hàng tuần. Các bạn trẻ muốn trực tiếp tham gia thảo luận với chương trình, xin email số phone về vietnamese@voanews.com, chúng tôi rất hân hạnh được liên lạc mời các bạn góp tiếng. Tạp chí Thanh Niên xin chia tay và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này, tuần sau.

Hiệu: Về vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam, chúng ta cần phải công khai. Càng công khai càng tốt. Mình hay trao đổi với các bạn bè ở đây, không chỉ các bạn Hà Lan, mà cả các bạn Trung Quốc nữa. Hôm rồi, mình có nói với một bạn Trung Quốc rằng mình đi biểu tình, nhưng mình không chống nhân dân Trung Quốc, mình chỉ phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc thôi. Mình cũng nói rõ Việt Nam chỉ muốn hòa bình và dùng luật quốc tế trong tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng người bạn Trung Quốc của mình lại nói ngược lại với mình rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã tuyên bố công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông rồi. Lúc đó, mình cứng miệng luôn, không biết nói sao. Giờ có vẻ dân Trung Quốc được tuyên truyền và biết đến tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, trong khi dân Việt Nam mình ít nghe nói, chứ nói gì đến thảo luận hay tranh luận về vấn đề này. Những vấn đề nhạy cảm người dân Việt Nam mình không được biết. Không biết làm sao nói chuyện với bạn bè thế giới, làm sao thuyết phục họ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Trà Mi: Đó là trăn trở của Hiệu ở Hà Lan.

Hiệu: Trung Quốc hiện giờ đang tuyên truyền ngược lại, như thể Việt Nam đang đi gây hấn với nước họ chứ không phải là bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình. Chính vì vậy, mình muốn đánh động dư luận thế giới càng sớm, càng nhanh càng tốt. Đừng để tới một lúc nào đó có chuyện xảy ra thì Trung Quốc có vẻ như chỉ là người tự vệ chứ không phải là người gây hấn, Việt Nam mới là kẻ gây hấn. Điều đó mình lo sợ nhất.

Trà Mi: Các bạn khác ở đây có chia sẻ bức xúc, ưu tư của Hiệu ở Hà Lan không?

Minh: Hiệu vừa nói điều mình thấy rất đúng. Đó là khả năng bóp méo thông tin của chính phủ Trung Quốc là rất giỏi. Họ càng ngày càng lộ nguyên hình là tên cướp biển nhưng lại la làng. Mình thấy việc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước và để cho cộng đồng thế giới biết bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc là việc hoàn toàn có ích và nên làm. Mình cũng để ý một điều là chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã có những cuộc họp đi đến những thỏa thuận giữa hai nước rất tích cực. Mình coi đây là bước tiến bộ để giải quyết vấn đề đang phức tạp và căng thẳng ở đây. Một khi chính phủ làm được những điều như vậy, thì biểu tình liên tục và nhiều, theo mình, cũng không ổn. Khi nào Trung Quốc thể hiện thái độ gây hấn leo thang, ta hãy đi biểu tình. Lúc ấy biểu tình mới có ý nghĩa và khí thế. Nếu mình biểu tình thường xuyên và quy mô nhỏ, sẽ bị nhạt trong mắt dư luận, đôi khi có thể bị lợi dụng. Mình nghĩ khi có lý do thật sự để làm một cuộc biểu tình thật lớn thì mình phải làm thật nhiều, thật lớn và khí thế, hơn là biểu tình thường xuyên.

Trà Mi: Các bạn khác có ý kiến thế nào? Minh nói khi hai chính phủ đã đạt được những thỏa thuận tiến bộ, đáng kể, thì không nên có những cuộc biểu tình như thế, nó sẽ phá hỏng tinh thần đoàn kết và tình hình an ninh chung của khu vực. Nhưng bạn có được biết những thương lượng tiến bộ đó là gì không? Có ai được biết thỏa thuận đó như thế nào không?

Minh: À, cái này... vâng, mời anh phát biểu ý kiến ạ.

Hiệu: Nếu hai nhà nước Việt-Trung đạt được thỏa thuận, phải công khai nó ra. Có nhiều thông tin mà Việt Nam mình không đưa tin. Chính điều này tạo nhiều câu hỏi và thắc mắc trong dư luận.

Trà Mi: Tức vấn đề đặt ra là được hay không được thế nào cần phải công khai cho công luận biết.

Hiệu: Vâng, sự đồng thuận thế nào thì do chính phủ quyết định, nhưng cần phải có những cuộc trưng cầu dân ý hay sự đồng ý của quốc hội. Như vậy mới có tính hợp pháp. Những hoạt động và thỏa thuận giữa hai chính phủ cần có sự giám sát của quốc hội.

Trà Mi: Và một khi công khai những kết quả đáng kể hay tiến bộ như lời Minh nói, dĩ nhiên lòng dân sẽ không còn bức xúc, phẫn uất mà họ mong muốn bằng mọi cách thể hiện qua các cuộc biểu tình. Bây giờ trở lại với Vũ, theo bạn, hiệu ứng tức thời từ các cuộc tuần hành của người Việt, thanh niên Việt trong và ngoài nước là gì?

Vũ: Phổ biến thông tin là một quyền lợi cho các bạn. Khi các bạn biết rõ những việc làm này là đúng thì sự đoàn kết của mọi người Việt trên thế giới sẽ khiến tất cả mọi người đứng lại với nhau làm một cuộc tuần hành mạnh mẽ hơn nhiều.

Trà Mi: Như các bạn vừa nói, những thông tin thật sự về quá trình đàm phán giữa hai nước chưa được công khai, minh bạch. Dư luận cũng không rõ ràng về những gì Việt Nam được và mất, nên lòng dân bất an, dẫn tới các cuộc tuần hành biểu hiện lòng yêu nước và phản đối thái độ của Trung Quốc. Nhưng trong điều kiện tại Việt Nam, ngay việc đơn giản nhất là bày tỏ thái độ và sự bất an của mình cũng không được phép thể hiện dễ dàng, thoải mái. Các bạn là những người ở bên ngoài, có cơ hội dễ dàng hơn các bạn trong nước rất nhiều. Các bạn có thể làm gì để chia sẻ nguyện vọng của các bạn trong nước và lan truyền tiếng nói của những người trẻ trong nước?

Vũ: Các bạn ngoài nước có thể dùng những kinh nghiệm và những gì mình học hỏi được để bày tỏ sự ủng hộ với các bạn trong nước hoặc làm những cuộc tuần hành tương tự để chứng tỏ là các bạn tại Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của tất cả các bạn trẻ trên thế giới.

Hiệu: Mình đồng ý. Chính vì ở đây mình được phép biểu tình hoàn toàn hợp pháp và công khai nên mình mới tổ chức biểu tình ở đây với sự hỗ trợ của cảnh sát.

Trà Mi: Ngoài những cuộc tuần hành đánh động sự chú ý của công luận, người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước có thể làm gì hơn nữa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối hành động lấn lướt, xâm lược của Trung Quốc?

Hiệu: Cái đó còn tùy vào diễn biến và thái độ của chính quyền Trung Quốc và Việt Nam trong tương lai trong vấn đề Biển Đông.

Trà Mi: Nói một cách cụ thể, theo bạn, tùy là tùy thế nào. Có những dấu hiệu tích cực thì thế nào, còn tiêu cực thì chúng ta phải làm sao?

Hiệu: Nhà nước làm tốt thì mình nghĩ không ai đi biểu tình, không ai phản đối cả. Nếu chính quyền làm gì bất ổn thì mình không thể ngồi yên được, vì nhà nước có nhiệm vụ của nhà nước, còn người dân cũng có trách nhiệm của người dân. Chứ không phải cứ thờ ơ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà nước hết. Vậy không được.

Trà Mi: Nếu có người hỏi các bạn rằng nói hiện nay hai nhà nước đã thương thảo với nhau và có những giải pháp ôn hòa, tốt đẹp rồi, vậy các bạn đã yên tâm chưa? Câu trả lời của các bạn sẽ như thế nào?

Minh: Với tư cách là người trẻ yêu nước sống và làm việc ở nước ngoài, những điều tốt nhất chúng tôi có thể làm là tổ chức biểu tình hòa bình để đánh động dư luận, cho thế giới biết bộ mặt thật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích cực nói chuyện với cộng đồng sinh viên quốc tế để họ hiểu thêm vấn đề. Như vậy, chúng ta sẽ có sự hậu thuẫn của các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta biểu tình để Trung Quốc chùng bước và không dám làm càng nữa. Nhưng việc đàm phán ta cứ để nhà nước lo. Nhà nước làm gì cũng được miễn đừng để chính phủ Trung Quốc lợi dụng và qua mặt. Còn nhân dân, mỗi người có cách thể hiện lòng yêu nước riêng, nhưng đừng để bị lợi dụng.

Trà Mi: Mời anh Bình.

Bình: Tôi nghĩ nước nào cũng có những vấn đề của mình cả, cũng đều gặp những khó khăn cần giải quyết và có những thuận lợi tiềm tàng riêng. Cho nên, đối với người trẻ, việc hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề và làm thế nào để bạn bè quốc tế cùng chia sẻ những vấn đề có thể chia sẻ được, đó là nhiệm vụ của mỗi người. Mọi người cứ cố gắng làm thật tốt phần của mình, làm những việc cần phải làm.

Trà Mi: Như các bạn chia sẻ, ưu tư lớn nhất của các bạn, những người trẻ Việt Nam đang sinh sống và học tập ở nước ngoài, đó là sự công khai từ phía chính quyền Việt Nam về những gì đang diễn ra với Trung Quốc. Ngoài trăn trở đó, các bạn có nguyện vọng nào muốn đề đạt với những người hữu trách. Với tư cách là người trẻ quan tâm đến tình hình đất nước, nếu có cơ hội, các bạn sẽ nói gì?

Vũ: Chúng tôi là tuổi trẻ và tương lai của đất nước. Chúng tôi có kiến thức riêng của mình và chúng tôi mong chính quyền Việt Nam đứng bên cạnh người dân, nhất là khi bị nước ngoài xâm chiếm.

Trà Mi: Cảm ơn ý kiến anh Vũ. Các bạn khác có ý kiến nào muốn chia sẻ thêm trước khi kết thúc chương trình không?

Hiệu: Người dân cần phải được nói. Khi dân nói, nhà nước nghe và biết làm theo. Đó mới là một nhà nước do dân, của dân, vì dân. Nhà nước không cho dân nói, làm sao nghe, mà không nghe thì không thể nào làm theo ý nguyện của dân. Trong các tình huống khó khăn nhất cần có sự đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa của nhân dân từ mọi nơi. Càng nhiều càng tốt hơn, càng có nhiều sự lựa chọn để vượt qua những tình huống khó khăn của đất nước. Không thể nói khó khăn nên thôi đừng nói nữa, im đi, để nhà nước giải quyết. Điều đó không khoa học và không hợp lý.

Trà Mi: Ngoài nguyện vọng đề đạt với chính quyền, để nói một lời với những thanh niên, những người trẻ đồng trang lứa trong nước, các bạn sẽ nói gì?

Hiệu: Mình nghĩ không có sự khác biệt giữa người trẻ Việt Nam trong và ngoài nước. Ý nguyện và tình cảm đều như nhau. Chỉ có điều ở nước ngoài có luật lệ đàng hoàng cho mình thể hiện tiếng nói của mình. Còn các bạn trong nước gặp nhiều khó khăn hơn. Chúng ta phải thể hiện tiếng nói của mình rõ ràng và khôn ngoan.

Minh: Để thành công trong chuyện chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, theo mình, chỉ thành công khi và chỉ khi nhà nước và nhân dân, nhất là người trẻ cùng đồng lòng dốc sức. Những người trẻ như bọn mình ở đây và trong nước sẽ không bao giờ khoanh tay phó mặc tất cả cho nhà nước. Mình tin là nhà nước không làm ngơ trước khát vọng của nhân dân được. Chúng ta cứ yêu nước theo cách của mình.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho chương trình này.

Tạp chí Thanh Niên mong đón nhận ý kiến của quý thính giả và độc giả chia sẻ với các vị khách mời hôm nay. Mời quý vị cùng trao đổi quan điểm với nhiều độc giả khác trong chuyên mục Tạp chí Thanh Niên trên trang web www.voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên được phát sóng trong chương trình từ 10 đến 11 giờ tối thứ sáu và tối chủ nhật hàng tuần. Các bạn trẻ muốn trực tiếp tham gia thảo luận với chương trình, xin email số phone về vietnamese@voanews.com, chúng tôi rất hân hạnh được liên lạc mời các bạn góp tiếng. Tạp chí Thanh Niên xin chia tay và hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này, tuần sau.

VOA Express

XS
SM
MD
LG