Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ nới lỏng một số biện pháp chế tài Miến Điện


Ðảng của lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi thắng 40 trong số 43 ghế dự tranh trong cuộc bầu cử bổ túc.
Ðảng của lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi thắng 40 trong số 43 ghế dự tranh trong cuộc bầu cử bổ túc.

Hoa Kỳ nới lỏng một số biện pháp chế tài đối với Miến Điện, tiếp theo cuộc bầu cử bổ túc hôm Chủ nhật, trong đó chính đảng của lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ Aung San Suu Kyi thắng 40 trong số 43 ghế dự tranh.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố một số giới chức cấp cao và các dân biểu quốc hội của Miến Điện nay sẽ được phép đến thăm Hoa Kỳ, và Washington sẽ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu các dịch vụ tài chính và đầu tư qua Miến Điện để giúp tăng tốc công cuộc cải cách và hiện đại hóa ở nước này.

Bà Clinton cho hay chính quyền Obama đang chuẩn bị bổ nhiệm một đại sứ đến Rangoon cùng với một phái bộ đầy đủ của Cơ quan Phát triển Quốc tế và một chương trình quốc gia bình thường trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.

Bà Clinton cũng nói con đường trong tiến trình cải cách của Miến Điện còn dài và tương lai còn chưa rõ ràng hay chắc chắn. Nhưng bà nói Hoa Kỳ cam kết sẽ đáp lại hành động bằng hành động.

Bà Clinton nói: “Kết quả cuộc bầu cử quốc hội bổ túc ngày 1 tháng 4 tiêu biểu cho một sự chứng tỏ đáng kể thiện chí được nhiều người ủng hộ nhằm đưa vào chính phủ một thế hệ mới những người cải cách. Đây là một bước quan trọng trong sự chuyển biến của đất nước này.”

Theo bà Clinton, trong những tháng vừa qua, sự chuyển biến đó đã bao gồm một lệnh phóng thích chưa từng có từ trước đến nay, thả các tù nhân chính trị, các luật lệ mới mở rộng quyền của các tổ chức dân sự và chính trị, và các hành động hướng tới cuộc đối thoại lớn hơn giữa chính phủ và các nhóm sắc tộc.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục mưu tìm các cải thiện trong vấn đề nhân quyền, kể cả việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị còn lại và bãi bỏ các điều kiện đối với tất cả những người đã được phóng thích. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho công cuộc phát huy một xã hội dân sự năng động, mà chúng tôi cho rằng sẽ bổ sung rất nhiều cho công cuộc cải cách kinh tế và xã hội,” bà Clinton nói.

Hoa Kỳ hôm thứ Tư loan báo 5 bước chuẩn bị để cải thiện quan hệ với Miến Điện sau khi nước này thực hiện các hành động tiến tới dân chủ, gồm cả cuộc bầu cử quốc hội hôm 1 tháng 4:

  • Mưu tìm thỏa thuận để cử một đại sứ chính thức tới Rangoon trong những ngày tới, tiếp theo sau là việc loan báo người được bổ nhiệm.
  • Thiết lập một phái bộ USAID ở Miến Điện và hỗ trợ một dự án của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Cho phép các tổ chức tư nhân ở Hoa Kỳ thực hiện hàng loạt các hoạt động phi lợi nhuận từ xây dựng dân chủ tới y tế và giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho một số giới chức hàng đầu của chính phủ và quốc hội Miến Điện công du tới Hoa Kỳ. Bắt đầu xúc tiến việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu các dịch vụ tài chính và đầu tư trong khuôn khổ một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kinh tế và cải cách chính trị của Miến Điện.

  • Các biện pháp chế tài và lệnh cấm sẽ vẫn giữ nguyên đối với các cá nhân và tổ chức vẫn chưa chịu thực hiện nỗ lực cải cách lịch sử của Miến Điện.

Bà Clinton tuyên bố Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến bộ trong công cuộc hòa giải dân tộc, cụ thể với các nhóm sắc tộc thiểu số, và làm áp lực để chấm dứt một cách có thể kiểm chứng được quan hệ quân sự của Miến Điện với Bắc Triều Tiên.

“Ngay trong khi hối thúc thêm các biện pháp, chúng tôi vẫn hoàn toàn thừa nhận và hoan nghênh tiến bộ đã đạt được. Và chúng tôi sẽ tiếp tục chính sách giao tiếp của chúng tôi đã khích lệ cho các nỗ lực này.”

Bà Clinton nói các nhà lãnh đạo Miến Điện đã chứng tỏ sự thấu hiểu và cam kết thực sự về tương lai của đất nước – một diễn biến mà ba cho là Hoa Kỳ hy vọng sẽ lâu bền và đem lại thêm nhiều kết quả nữa.

“Như chúng tôi đã làm trong mấy tháng vừa qua, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các nhà cải cách và dân chủ – cả bên trong chính phủ lẫn ngoài xã hội dân sự rộng lớn hơn – trong khi họ hợp tác với nhau hướng tới một tương lai nhiều triển vọng hơn, và là quyền mà mỗi người phải được hưởng.”

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu nói họ cũng có thể bãi bỏ một số biện pháp chế tài, Một cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á đã kêu gọi bãi bỏ tất cả các biện pháp chế tài đối vói Miến Điện để tiếp sức cho công cuộc phát triển kinh tế và chính trị của nước này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG