Đường dẫn truy cập

Miến Điện sẽ kiểm tra dân số đầu tiên trong 31 năm nay


Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói ông hy vọng cuộc đàm phán về ngưng bắn đang tiếp diễn sẽ giúp thực hiện cuộc kiểm tra dân số, và sẽ bao gồm các nhóm thiểu số và các hội đoàn dân sự
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói ông hy vọng cuộc đàm phán về ngưng bắn đang tiếp diễn sẽ giúp thực hiện cuộc kiểm tra dân số, và sẽ bao gồm các nhóm thiểu số và các hội đoàn dân sự

Miến Điện dự kiến thực hiện cuộc kiểm tra dân số đầu tiên trong 31 năm nay, một bước quan trọng trong những cải tổ có thể ảnh hưởng lớn tới các nhóm dân thiểu số bị gạt ra bên lề xã hội.

Bộ trưởng di trú và dân số Khin Yi đã ký một thư xác nhận chính phủ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra dân số trên toàn quốc vào năm 2014. Lá thư cho biết, cuộc kiểm tra dân số sẽ triệt để tôn trọng tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có “tất cả các chủng tộc trên toàn quốc,” và cho các nhân viên kiểm tra dân số được tới tất cả mọi khu vực trên toàn quốc.

Trong lễ ký tại Naypyitaw, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, nói rằng ông hy vọng cuộc đàm phán về ngưng bắn đang tiếp diễn sẽ giúp thực hiện cuộc kiểm tra dân số, và sẽ bao gồm các nhóm thiểu số và các hội đoàn dân sự.

Dave Mathieson, nhà khảo cứu Miến Điện của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói một cuộc kiểm tra chính xác là một phần quan trọng trong những cải tổ chính trị của chính phủ.

Ông nói: “Nếu có được một cuộc kiểm tra dân số có tiềm năng mở rộng bầu cử tới tất cả mọi người trong nước thì sẽ có được một cuộc bầu cử bình đẳng và đáng tin cậy hơn nhiều vào năm 2015. Nếu chính phủ thật sự tăng quyền cho dân chúng để họ có thể bỏ phiếu theo đúng nghĩa.”

Cuộc kiểm tra dân số chính thức mới nhất của Miến Điện năm 1983 không tính những người sống trong những khu vực xảy ra các cuộc nổi dậy. Trước đó, chỉ cuộc kiểm tra dân số đáng tin cậy năm 1931, khi Miến Điện còn dưới quyền cai trị của người Anh.

Các tổ chức nhân quyền e ngại nếu không được thực hiện được một cách đúng mức thì cuộc kiểm tra dân số này có thể gạt ra những nhóm thiểu số như Rohingya hay là những người sống tại các những khu vực xung đột.

Liên Hiệp Quốc ước tính có gần một triệu người sắc tộc Rohingya Hồi Giáo sống tại Bang Rakhine.

Giám đốc ủy ban dân số Miến Điện Myint Kyaing chịu trách nhiệm thực hiện cuộc kiểm tra dân số này. Ông nhắc lại lập trường chính thức của chính phủ là phủ nhận sự tồn tại của những người không có quốc tịch.

Ông nói rằng không có người phi quốc tịch tại Miến Điện và cũng không có người Rohingya tại Miến Điện nữa, bởi vì không có người Bengal nào cư ngụ tại Miến Điện.

Các nhà phân tích nói rằng giải quyết được những tranh chấp trong việc sắp loại như vậy sẽ là một trắc nghiệm quan trọng về tính chính xác của cuộc kiểm tra dân số này và sự cam kết cải tổ của chính phủ.

Trong nhiều năm, các kinh tế gia và các học giả khảo cứu về Miến Điện buộc phải sử dụng những dữ liệu nổi tiếng là không đáng tin cậy của chính phủ.

Trong hai năm trước ngày thâu thập dữ liệu, Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc sẽ trợ giúp huấn luyện người để thực hiện cuộc kiểm tra dân số, cũng như soạn thảo các hồ sơ kiểm tra dân số thật sự.

Ông Mohamed Abdel-Ahad, đại diện của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện nói đây là một khó khăn đặc biệt bởi vì khoảng cách thời gian quá xa giữa hai cuộc kiểm tra dân số, nhưng dù sao cũng là một bước rất quan trọng.

Ông Abdel-Ahad nói theo trông đợi, các nhân viên có thể thực hiện cuộc kiểm tra dân số này vào tháng Tư năm 2014. Liên Hiệp Quốc hy vọng tài trợ ít nhất một phần cho khoảng 53 triệu đô la chi phí thực hiện công tác này.

Một số hình ảnh mới về Miến Điện

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG