Đường dẫn truy cập

Tư lệnh Quân đội Ai Cập: Khủng hoảng có thể làm sụp đổ chính phủ


Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi (trái) và Tổng thống Mohammed Morsi tại Cairo, tháng 8/2012.
Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi (trái) và Tổng thống Mohammed Morsi tại Cairo, tháng 8/2012.

Các diễn biến mới nhất ở Ai Cập

Các diễn biến mới nhất ở Ai Cập:

25 tháng 1: Bạo động bùng nổ khi người biểu tình đánh dấu kỷ niệm 2 năm ngày nổi dậy lật đổ Hosni Mubarak.

26 tháng 1: Lực lượng vũ trang bố trí ở Suez, bạo động bùng nổ ở Port Said sau khi công bố phán quyết trong vụ bóng đá.

27 tháng 1: Tổng thống Mohamed Morsi tuyên bố tình trạng khẩn trương trong 30 ngày ở 3 tỉnh.

28 tháng 1: Người biểu tình đổ ra đường phố bất chấp lệnh khẩn trương và giới nghiêm.

29 tháng 1: Tư lệnh quân đổi cảnh báo cuộc khủng hoảng chính trị có thể đưa đến “sự sụp đổ nhà nước”.
Tư lệnh quân đội Ai Cập khuyến cáo rằng cuộc khủng hoảng chính trị của Ai Cập có nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ.

Tướng Abdel Fattah el Sissi, cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, đã đưa ra lời bình luận này trong một bài diễn văn đọc trước một cử tọa gồm các sinh viên trường Võ bị quốc gia hôm nay.

Tư lệnh quân đội Ai Cập lên tiếng sau một đêm diễn ra nhiều cuộc biểu tình với hàng trăm người phản đối chính phủ đông đảo kéo nhau xuống đường tại nhiều thành phố, bất chấp luật lệ đi kèm với tình trạng khẩn cấp và một lệnh giới nghiêm do nhà nước ban hành nhằm đàn áp các vụ bạo loạn chống chính phủ.

Nhà phân tích thời sự Rania el Maliki nói với VOA rằng quân đội Ai Cập đang tìm cách thuyết phục những người biểu tình để dẹp yên các cuộc phản kháng.

Bà nói đây là một cách để thuyết phục người dân, đặc biệt là giời trẻ rằng cần phải duy trì một mức ổn định nào đó, và phải có một phương cách ôn hòa để bày tỏ sự phẫn nộ và bức xúc của họ với chính phủ đương quyền, và việc sử dụng bạo lực không dẫn tới đâu cả.

Dân chúng Ai Cập đã bất chấp lệnh giới nghiêm, tụ tập taị Port Said, Ismailiya và Suez City sau khi biện pháp này có hiệu lực vào đêm hôm qua.

Thông tín viên Elizabeth Arrott của Đài VOA ở Cairo nói rằng có 3 thành phố điểm nóng có tầm quan trọng chiến lược đối với chính quyền Ai Cập.

Các thành phố đó nằm dọc theo kênh Suez, vốn mang về một nguồn thu nhập khổng lồ cho chính phủ.

Chính quyền Ai Cập không muốn bất cứ điều gì xảy ra tại đây có thể làm gián đoạn nguồn thu nhập này, hoặc khiến giới đầu tư cũng như giới du khách xa lánh khu vực này.

Tổng thống Mohammed Morsi đã ra sắc lệnh cho áp dụng luật khẩn cấp hôm chủ nhật vừa qua sau khi chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo vệ Quốc gia gồm nhiều Bộ trưởng Nội các và các giới chức quân sự cao cấp.

Nội các Ai Cập cũng đã phê chuẩn một dự luật cho phép Tổng Thống triển khai quân đội để hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong công tác duy trì an ninh, kể cả việc bắt giữ thường dân.

Nhà phân tích Maliki nói quan hệ giữa Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi thuộc phe Hồi giáo và các sĩ quan quân đội vốn có lập trường thế tục đã được củng cố hơn trước.

Cảnh sát đánh đập người biểu tình dọc theo cầu Qasr Al Nil trên đường tới Quảng trường Tahrir.
Cảnh sát đánh đập người biểu tình dọc theo cầu Qasr Al Nil trên đường tới Quảng trường Tahrir.
Suốt ngày hôm qua, những người biểu tình tại nhiều thành phố đã phản ứng một cách giận dữ trước loan báo rằng tình trạng khẩn cấp đã được ban hành và sẽ có hiệu lực trong ít nhất một tháng.

Người biểu tình ở Cairo ném đá vào cảnh sát chống bạo động, và cảnh sát đã trả đũa bằng hơi cay. Những người chứng kiến còn tường thuật về tình hình bất ổn tại Port Said và Suez.

Trong một cử chỉ thiện chí, Tổng Thống Morsi hôm chủ nhật lặp lại lời kêu gọi mở đối thoại trên toàn quốc, và mời các nhóm đối lập và chính khách đối lập tham gia đàm phán với ông hôm qua.

Tuy nhiên, nỗ lực đó tan vỡ vì phe đối lập chủ yếu là Mặt Trận Cứu Quốc Ai Cập, và các nhóm đối lập khác từ chối tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào trong các điều kiện hiện tại.

Gần 50 người đã thiệt mạng từ hôm thứ Năm tuần rồi, khi bạo động bùng phát trong các cuộc tuần hành đánh dấu kỷ niệm năm thứ 2 từ sau cuộc nổi dậy chống cựu Tổng thống Hosni Mubarak.

Port Said là thành phố bị tác động nhiều nhất, với ít nhất 37 người thiệt mạng.

Bạo lực tại thành phố này leo thang hôm thứ Bảy sau khi tòa án ra phán quyết tử hình đối với 21 người sau khi kết tội họ có can dự vào một vụ bạo loạn gây tử vong trong một trận bóng đá hồi năm ngoái.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG