Đường dẫn truy cập

Di tích chiến tranh Triều Tiên vẫn còn tồn tại


Binh sĩ Hàn Quốc đứng tại một vị trí để khó bị nhắm bắn từ phía Bắc Triều Tiên
Binh sĩ Hàn Quốc đứng tại một vị trí để khó bị nhắm bắn từ phía Bắc Triều Tiên

Một nhóm quan sát viên, thành lập vào năm 1953, khi một cuộc ngưng bắn được tuyên bố trong Chiến tranh Triều Tiên, vẫn còn theo dõi hiệu lực của cuộc hưu chiến, chủ yếu từ Khu Phi Quân Sự rộng 4 kilomet trên bán đảo. Tuy nhiên, nhóm đã chuyển một phần chú ý qua đường biên giới trên vùng biển phía tây gây tranh chấp. Kết quả là, Thụy Ðiển đã gửi người từng đứng đầu ngành hải quân qua hướng dẫn phái đoàn tại Ủy ban Thanh sát của các Quốc gia Trung lập, còn gọi tắt là NNSC. Thông tín viên VOA Steve Herman ở Seoul đã phỏng vấn vị đô đốc này để tìm hiểu về các hoạt động hiện thời của NNSC.

Trong thời gian 58 năm kể từ khi bắt đầu cuộc hưu chiến Triều Tiên, Ủy ban Thanh sát của các Quốc gia Trung lập đã thu gọn bớt. Thoạt đầu gồm 400 nhân viên của quốc gia không tham chiến ở Triều Tiên, thành phần thường trực hiện nay của ủy ban chỉ còn có 5 nhân viên Thụy Điển và 5 nhân viên Thụy Sĩ. Ba Lan cũng gửi một vài nhân viên đi thăm từ Vacshava vài lần một năm. Đứng đầu phái đoàn Thụy Điển là Ðô đốc Anders Grenstad.

Ông Grenstad nói: “Tôi nghĩ nếu chính phủ của tôi, hồi thập niên 1950, biết được rằng họ sẽ phải ở lại đây 60 năm nữa thì chắc họ sẽ không tình nguyện một cách dễ dàng như họ đã làm.”

Vào năm 1953, người ta cho rằng các cuộc hòa đàm sẽ đưa đến một hiệp ước và các thanh sát viên hưu chiến có thể trở về nước trong vòng 1 hay 2 năm. Thay vì thế, hai nước Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh. Và NNSC vẫn còn nguyên vị để theo dõi cuộc hưu chiến và đo lường xem việc động dụng quân sự và các cuộc tập trận có tuân thủ đúng với lệnh hưu chiến hay không.

Ủy ban Hưu chiến của Bộ Tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Quốc cũng có một vai trò theo dõi, điều tra các sự cố nghiêm trọng, và theo dự kiến tham gia vào bất cứ cuộc thương nghị nào. Nhưng sự cáo chung của khối cộng sản ở Đông Aâu vào thập niên 1990 có nghĩa là không còn các phái đoàn từ Tiệp Khắc và Ba Lan đại diện cho phía Bình Nhưỡng nữa. Bắc Triều Tiên quy lỗi cho Hoa Kỳ về việc làm mất đi tính trung lập của NNSC. Theo miền Bắc, sự hiện diện liên tục của các nhân viên Thụy Điển và Thụy Sĩ ở Bản Môn Điếm là một “trò giả tạo dở ẹc.”

Swedish Navy Chief of Staff Rear Adm. Anders Grenstad
Swedish Navy Chief of Staff Rear Adm. Anders Grenstad

Bất kể các trở ngại đó, Đô đốc Grenstad cho rằng các thành phần còn lại của NNSC vẫn tiếp tục tồn tại.

Ông Grenstad nói tiếp: “Thực đáng buồn là chúng ta không có một cơ quan có tác dụng về cả hai phía. Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ba Lan, chúng tôi sẽ tiếp tục làm công tác theo đúng thỏa thuận hưu chiến chừng nào còn cần đến chúng tôi ở đây. Và tôi nghĩ đó là điều tốt cho cả Bắc Triều Tiên lẫn phần còn lại của thế giới khi có một cơ quan trung lập và vô tư ở đây để thanh sát thỏa thuận đình chiến.”

Một quang cảnh gợi nhớ thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn còn diễn ra hàng tuần tại một trong 3 căn nhà hội nghị màu xanh da trời nằm giữa hai nước Triều Tiên. Nhân viên Thụy Sĩ và Thụy Điển ngồi ở phía bắc của lằn ranh trong Khu vực An ninh Chung tại Bản Môn Điếm. Họ chuẩn bị một bản tóm lược các cuộc họp hàng tuần cho phía Bắc Triều Tiên.

Ông Grenstad cho biết: “Các văn kiện này, lúc đó được ký bởi vị tướng lãnh Thụy Sĩ và chính tôi; chúng tôi mở cửa cho Bắc Triều Tiên, chúng tôi phất giấy tờ và báo cho họ biết là họ có thư từ và bỏ vào hộp thư. Chắc hẳn dịch vụ phát thư của họ phải tệ hại lắm bởi vì họ không bao giờ nhận được thư. Nhưng họ biết là có thư và muốn đọc. Vì thế, dĩ nhiên là họ báo hiệu cho chúng tôi ý nói là ‘chúng tôi không thừa nhận các ông’.”

Một phần chú trọng của ủy ban đã được chuyển qua vùng biển ngoài khơi duyên hải phía tây Triều Tiên. Biển không được đề cập đến trong lệnh hưu chiến. Lằn ranh trên biển phía bắc vẫn được Bình Nhưỡng tôn trọng cho đến thập niên 1990. Bắc Triều Tiên nay đòi chuyển lằn ranh xa hơn về phía nam. Và sự kiện này đã dẫn đến một loạt các vụ đụng chạm trong vùng nước.

Các sự cố nghiêm trọng và gần đây nhất diễn ra hồi năm ngoái. Một tầu chiến của Nam Triều Tiên bị đánh chìm, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Một cuộc điều tra quốc tế kết luận rằng chiếc tàu Cheonan bị trúng một ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng phủ nhận mọi trách nhiệm. Ngay sau đó là vụ Bắc Triều Tiên pháo kích hòn đảo Yeonpyeong, gây thiệt mạng cho 4 người. Vị đô đốc này nói các vụ bắn trọng pháo tiếp theo của Nam Triều Tiên trong vùng hải phận có tranh chấp hồi tháng 11 năm ngoái là sai lầm.

Ông Grenstad nói: “Chúng tôi cho rằng đó là điều không nên làm hồi cuối tháng 11 năm ngoái khi xảy ra vụ pháo kích bởi vì đương nhiên nó có thể trở thành một ngòi châm.”

Tuy nhiên, với kinh nghiệm 30 năm trong hải quân chuyên về vùng ven biển, Ðô đốc Grenstad nói ông hiểu rằng vì bị khiêu khích, Nam Triều Tiên muốn chứng tỏ cho nhân dân mình thấy quyết tâm đối với miền Bắc. Nhưng quan sát viên trung lập người Thụy Điển này nói vụ tranh chấp về ranh giới trên biển giữa hai nước Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết qua các nhà lãnh đạo chính trị, chứ không phải bằng sức mạnh quân sự.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG