Đường dẫn truy cập

Julian Assange được tòa Anh cho tạm hoãn dẫn độ sang Mỹ


Người ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cầm biểu ngữ bên ngoài Tòa Công lý Hoàng gia ở Trung tâm London hôm 26/3.
Người ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cầm biểu ngữ bên ngoài Tòa Công lý Hoàng gia ở Trung tâm London hôm 26/3.

Việc dẫn độ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange từ Anh sang Mỹ đã bị hoãn lại hôm 26/3 sau khi Tòa án Tối cao London nói rằng Hoa Kỳ phải đảm bảo rằng ông Assange sẽ không phải đối mặt với án tử hình.

Các công tố viên Mỹ đang tìm cách đưa ông Assange, 52 tuổi, ra xét xử với 18 tội danh theo Đạo luật gián điệp, liên quan đến việc WikiLeaks tiết lộ hồ sơ mật về quân sự và điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ.

Các luật sư của ông Assange hồi tháng 2 đã kháng cáo phán quyết chấp thuận dẫn độ của toà Anh -- một phần của cuộc chiến pháp lý đã kéo dài hơn 13 năm tại các tòa án Anh.

Trong phán quyết, hai thẩm phán cấp cao nói rằng ông Assange có nhiều triển vọng kháng cáo chống bị dẫn độ thành công vì một số lý do.

Tòa án cho biết trong phán quyết bằng văn bản rằng ông Assange được cho là sẽ không được hưởng quyền tự do ngôn luận dựa vào Tu chính án thứ Nhất của Mỹ với tư cách là một công dân không phải là công dân Hoa Kỳ và rằng, mặc dù không có cáo buộc nào hiện tại dẫn đến án tử hình, nhưng ông có thể bị buộc tội vì một hành vi phạm tội chẳng hạn như phản quốc, có nghĩa là việc dẫn độ ông là trái pháp luật.

Các thẩm phán cho biết ông Assange đã chỉ ra một bình luận của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã nói vào năm 2010, khi thảo luận về WikiLeaks, rằng "Tôi nghĩ nên có một án tử hình hoặc điều gì đó tương tự".

Phán quyết cho biết trường hợp của ông Assange còn gây tranh cãi, trích dẫn "những lời kêu gọi áp dụng hình phạt tử hình của các chính trị gia hàng đầu và các nhân vật của công chúng khác."

Phán quyết cho biết nếu Mỹ không đưa ra sự đảm bảo trước ngày 16/4 thì ông Assange sẽ được phép kháng cáo. Một phiên điều trần tiếp theo đã được lên kế hoạch vào ngày 20/5, có nghĩa là việc dẫn độ ông – điều mà nhóm vận động của ông cho biết có thể sắp xảy ra tùy thuộc vào phán quyết – đã bị hoãn lại.

Quyết định ‘đáng kinh ngạc’

“Quyết định hôm nay thật đáng kinh ngạc”, vợ của ông Assange, bà Stella Assange, nói bên ngoài tòa án. "Chính quyền (Tổng thống Hoa Kỳ Joe) Biden không cần đưa ra những đảm bảo gì cả mà họ nên hủy bỏ vụ việc đáng xấu hổ mà lẽ ra không bao giờ nên có này."

Mặc dù nhóm pháp lý của ông Assange đã thành công trong một số lĩnh vực, nhưng tòa án đã bác bỏ đề nghị kháng cáo của ông với lý do vụ việc có động cơ chính trị hoặc ông sẽ không được xét xử công bằng.

Nhiều người ủng hộ ông Assange ca ngợi ông như một anh hùng đang bị đàn áp vì chống chính quyền, dù ông là một nhà báo, khi đã vạch trần những hành vi sai trái và bị cáo buộc là tội ác chiến tranh của Mỹ.

Mỹ nói rằng những tiết lộ của WikiLeaks đã gây nguy hiểm đến tính mạng của các đặc vụ của họ và không có lý do gì bào chữa cho tội ác của ông Assange.

Mỹ cho biết ông Assange bị buộc tội vì "cố ý và cố tình" công bố tên các nguồn tin chứ không phải quan điểm chính trị của ông.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG