Đường dẫn truy cập

Thâm hụt mậu dịch của Nhật Bản: Bài học cho các nền kinh tế Châu Á


Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong hơn 30 năm nay và là mức thâm hụt lớn thứ nhì từ trước tới nay
Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong hơn 30 năm nay và là mức thâm hụt lớn thứ nhì từ trước tới nay

Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong hơn 30 năm nay và là mức thâm hụt lớn thứ nhì từ trước tới nay. Tình trạng này một phần là do hậu quả của trận động đất và sóng thần năm ngoái. Nhưng các nhà kinh tế nói rằng cũng do nhiều nguyên nhân khác và những gì xảy ra cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước Nhật đem lại nhiều bài học cho các nước láng giềng. Từ Seoul, Thông tín viên đài VOA Steve Herman gửi về bài tường trình sau đây.

Bộ Tài chánh Nhật Bản cho biết thâm hụt thương mại năm ngoái ở mức gần 2.500 tỉ yen, tức là khoảng 32 tỉ đôla. Đây là lần thâm hụt thương mại đầu tiên từ năm 1980 Nhật Bản bị thâm hụt mậu dịch.

Có một số yếu tố đã tác động đến tình trạng thâm hụt thương mại này, trong đó có sự thiệt hại cũng như chi phí cho công cuộc phục hồi của thảm họa ngày 11 tháng 3 năm ngoái. Tình trạng gián đoạn trong dây chuyền cung ứng thiết bị toàn cầu gần đây do lũ lụt ở Thái Lan gây ra cũng ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty Nhật dùng phụ tùng sản xuất ở tại Thái Lan. Và cả sư kiện đồng yen tăng giá khiến cho công cuộc xuất khẩu bị chậm lại vì sản phẩm có giá cao hơn ở nước ngoài.

Một thách thức khác xuất phát từ việc Nhật Bản đóng cửa gần một nửa các nhà máy hạt nhân của nước này sau khi một số các lò phản ứng bị nóng chảy và hư hại vì trận sóng thần năm ngoái.

Ông Martin Schullz, một nhà kinh tế kỳ cựu tại Học Viện nghiên cứu Fujitsu ở Tokyo, nói rằng tình trạng này có nghĩa là thâm hụt mậu dịch của nền kinh tế lớn hàng thứ ba trên thế giới này sẽ tiếp tục.

Ông Schullz cho biết: "Ðây không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần. Năm 2012 sẽ có thể còn tệ hại hơn nữa về nhiều mặt. Năng lượng hạt nhân cơ bản sẽ bị cắt khỏi mạng lưới điện của nước Nhật trong năm nay. Vì thế Nhật Bản sẽ phải nhập khẩu một khối năng lượng lớn về dầu và khí đốt.”

Để duy trì tính cạnh tranh Nhật Bản cũng phải di chuyển ngành sản xuất ra nước ngoài, nơi chi phí về lao động và sản xuất giá rẻ hơn.

Kinh tế gia Schullz cho biết đối với khu vực Châu Á nói chung, xuất khẩu giảm sút vì tính trạng suy thoái toàn cầu.

Ông Schullz nói tiếp: “Nhưng lượng xuất khẩu từ Nhật giảm chậm hơn các nước khác vì vẫn còn thu hút các doanh nghiệp bùng phát trong nhóm trị giá gia tăng cao hơn là Bắc Âu, với trị giá gia tăng cao hơn Hoa Kỳ. Trong khi toàn bộ công cuộc giao thương phát xuất từ Trung Quốc, các sản phẩm rẻ tiền hơn, thực sự bị tác động của cuộc khủng hoảng đồng euro và sự phục hồi chậm chập của Hoa Kỳ.”

Ngân hàng Trung ương Nhật cho biết nền kinh tế tiếp tục co cụm và dự báo tăng trưởng rất ít cho năm tài chính sắp tới. Nhật Bản đã gánh chịu một sự suy thoái chậm chập và lâu dài sau một cơn bộc phát tăng trưởng không bền vững, kết thúc vào đầu thập niên 1990.

Trong khi đó Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới. Và một trong các nước làng giềng khác và cũng là một nước cạnh tranh với Nhật là Nam Triều Tiên đã trở thành một trong 15 nền kinh tế hàng đầu.

Nhưng Giáo sư kinh tế quốc tế Park In-won của đại học Triều Tiên nói rằng nước ông phải học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản. Ông nói rằng Nam Triều Tiên nên phát triển nền công nghiệp hàng đầu mới như công nghệ sinh học và các công nghiệp có liên quan đến năng lượng để tránh khỏi một số phận tương tự.

Ông Park cho biết: “Nền kinh tế Nhật tập trung vào các công nghiệp sản xuất truyền thống quá lâu. Để khắc phục, hoặc không lập lại tình trạng như thế, nền kinh tế Nam Triều Tiên phải tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển, phát triển các công nghiệp hàng đầu trong tương lai.”

Theo Giáo sư Park cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên phải chấp nhận nềân kinh tế khổng lồ của Trung Quốc cả trong tư cách là nước cạnh tranh lẫn nước khách hàng.

Ông Park nói: “Đó giống như một con dao hai lưỡi. Như vậy, chúng ta phải hợp tác trong khu vực đông bắc Á này. Trong ý nghĩa đó thì có được một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nam Triều Tiên- Trung Quốc và Nhật Bản sẽ rất có lợi.”

Nhưng giáo sư Park và nhiều người khác nói rằng các thực tế chính trị xuất phát từ các vụ tranh chấp về lãnh thổ và và nhiều vấn đề khác giữa ba nước khiến cho việc đạt được một thỏa hiệp thương mại ba chiều có phần chắc khó thực hiện được trong đoản kỳ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG