Đường dẫn truy cập

Giới chức y tế toàn cầu ủng hộ vaccine của Astra bất chấp báo động từ một cuộc nghiên cứu


Vaccine AstraZeneca chống COVID-19 được bào chế tại Viện Huyết tương Ấn Độ, ở Mumbai.
Vaccine AstraZeneca chống COVID-19 được bào chế tại Viện Huyết tương Ấn Độ, ở Mumbai.

Các giới chức y tế toàn cầu lên tiếng ủng hộ vaccine của AstraZeneca sau khi một cuộc nghiên cứu cho thấy vaccine này ít có hiệu quả chống lại các ca bệnh nhẹ do biến thể Nam Phi gây ra.

Viễn ảnh virus biến thể mới có thể tiến hóa ‘qua mặt’ vaccine là một trong những nguy cơ chính cho chiến lược thoát đại dịch toàn cầu khi triển khai vaccine trong năm nay.

Nam Phi, nơi biến thể mới chiếm đa số các ca, sơ khởi loan báo ngưng tiêm chủng một triệu liều vaccine của AstraZeneca.

Tuy nhiên Nam Phi hôm 8/2 loan báo có thể triển khai tiêm chủng từng bước một, đưa ra 100.000 liều và theo dõi xem có thể ngăn ngừa tình trạng nhập viện hay tử vong hay không.

“Hiện còn quá sớm để bác bỏ vaccine này,” ông Richard Hatchett, CEO của Liên minh Sáng kiến Chuẩn bị Đại dịch, một sáng hội đồng lãnh đạo chương trình COVAX toàn cầu cung cấp vaccine cho những nước nghèo, nói.

Hơn 300 triệu liều vaccine AstraZeneca nằm trong nhóm đa số các liều mà COVAX nhắm khởi sự tiêm chủng trong giai đoạn đầu tại các nước nghèo sớm nhất trong tháng này.

“Rõ ràng thế giới đầy các loại virus hoang dã mà vaccine AstraZeneca này được biết là chống lại được,” ông Hatchett nói.

Giáo sư Salim Abdool Karim, đồng chủ tịch Ủy ban Cố vấn cấp Bộ trưởng của Nam Phi, nói còn quá sớm để kết luận là vaccine AstraZeneca không ngừa được bệnh nặng do biến thể Nam Phi gây ra.

Nếu vaccine này không được hữu hiệu lắm trong việc chống lại tiến hóa mới của biến thể virus, có thể đây cũng là một dấu hiệu ảm đạm cho các vaccine khác, cho thấy virus có thể đánh bại những nỗ lực của các nhà khoa học.

Thông điệp chung của Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan khác là: chớ hoảng loạn. Một vài giới chức y tế toàn cầu nói cuộc nghiên cứu Nam Phi có qui mô nhỏ và đã thử nghiệm vaccine dùng một khoảng thời gian ngắn 4 tuần giữa liều thứ nhất và liều thứ hai, dù chứng cứ kể từ đó xuất hiện là vaccine hiệu nghiệm hơn nếu thời gian chờ đợi lâu hơn.

Ngày càng thấy rõ là “thời gian lâu hơn giữa hai liều thì hiệu nghiệm càng cao hơn,” bà Kate O’Brien, người đứng đầu khâu tiêm chủng tại WHO, nói.

Trưởng điều tra về cuộc thử nghiệm Nam Phi nói với Reuters ông tin vaccine AstraZeneca đóng vai trò chính tại Nam Phi và trên toàn thế giới, và rằng một triệu liều tại Nam Phi, sẽ hết hạn vào tháng 4, nên được tiêm chủng nhanh chóng, chớ phí phạm.

Các chính phủ phương Tây cũng lên tiếng ủng hộ vaccine của AstraZeneca mà nhiều nước đã chấp thuận.

Vaccine này là cột trụ chính của chương trình tiêm chủng tại Anh, nước tới nay tiêm chủng cho công chúng nhanh nhất. Hiện Anh đang đối phó với một biến thể khác lây lan nhanh chóng mà vaccine chứng tỏ hiệu nghiệm.

“Chúng tôi nghĩ là cả hai vaccine mà chúng tôi dùng hiện nay đều hữu hiệu, như tôi nói, trong việc ngưng bệnh nặng và tử vong,” Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với phóng viên.

Anh cũng đang dùng vaccine của Pfizer.

Pháp hy vọng là vaccine của AstraZeneca sẽ giúp tăng tốc chương trình tiêm chủng hiện đang đứng sau các nước giàu khác. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran nói vaccine AstraZeneca bảo vệ đủ chống lại “gần như hầu hết các biến thể” của virus.

Nếu các vaccine không hiệu nghiệm như kỳ vọng chống lại biến thể mới thì thế giới có thể đối mặt với một cuộc chiến lâu dài hơn-và tốn kém hơn-chống lại virus.

Biến thể chế ngự tại Nam Phi hiện đã luân chuyển tại ít nhất 40 nước, kể cả Mỹ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG