Đường dẫn truy cập

Vận động viên Olympic kêu gọi: đến lúc IOC nên trao giải bằng tiền


Participants from Newar community in traditional attire, dance during the Newari New Year parade, also called Diwali, in Kathmandu, Nepal.
Participants from Newar community in traditional attire, dance during the Newari New Year parade, also called Diwali, in Kathmandu, Nepal.

Nữ vận động viên 100 mét vượt rào của Úc Sally Pearson nói những người làm nghề giải trí, tiểu khiển, được trả tiền cho những trò giải trí, tiêu khiển họ làm ra, và bây giờ đến lúc các vận động viên cũng nên được nhận những khoản tài chánh đó để trả cho việc họ tranh tài ở Olympic.

Năm 2014, người thắng giải quần vợt Wimbledon nhận được 2,6 triệu đôla, còn người thắng giải golf Augusta Masters được thưởng hơn 1,6 triệu đôla, trong khi đó vận động viên Pearson giành được huy chương vàng tại Olympic London các đây 3 năm không nhận được một đồng tiền thưởng nào.

Pearson, vận động viên đã lập kỷ lục thế giới 12 giây 48 trong cuộc tranh tài năm 2012, mới đây nói với đài truyền hình CNN rằng "người ta tìm đến giải trí từ các vận động viên – chúng tôi là những người tạo ra những trò giải trí, tiêu khiển cho họ. Những người làm ra sự giải trí, tiểu khiển được trả tiền mỗi khi họ lên sân khấu, và đó chính là những gì chúng tôi đang làm trên sân khẩu thể thao."

Nữ vận động viên Úc này nói tiếp: "Hàng tỉ người có lẽ đã mở TV để xem hơn 10.000 vận động viên tranh tài ở 302 nội dung tại Olympic London 2012, để tranh vinh quang của những tấm huy chương. Nhưng chính sách của Ủy ban Olympic Quốc tế hiện nay là chỉ trao huy chương vàng, bạc, đồng và một bó hoa mà thôi, chứ không trao giải bằng tiền. Tôi có thể hiểu được tại sao IOC không thưởng bằng tiền, và tôi biết chắc IOC muồn tiếp tục duy trì như vậy, để giữ cho tính trong sạch. Thực tế thì các vận động viên chúng tôi vẫn đến tranh tài cho dù có được trả tiền hay không. Nhưng có điều chắc chắn là thế vận hội sẽ không diễn ra được nếu không có các vận động viên."

Và Olympic cũng sẽ không diễn ra được nếu không có nhà tài trợ. IOC vừa ký một hợp đồng bảo trợ mới, 8 năm, với hãng xe Toyota, mà tin nói là trị giá gần một tỉ đôla. Hãng xe này góp mặt với các nhà tài trợ khổng lồ sẵn có như McDonald's và Coca Cola.

Các vận động viên thường phải tự lo chi phí cho mình qua các hợp đồng với các nhà tài trợ, các quỹ và bằng việc bán thời gian để kiếm tiền. Năm 2012, chỉ một nửa số vận động viên điền kinh của Mỹ -- nước nằm trong nhóm 10 quốc gia mạnh nhất về điền kinh thế giới – kiếm được hơn 15.000 đôla một năm.

Pearson nói với tờ Daily Telegraph bên Australia vào năm 2013 rằng suốt một năm sau khi cô đoạt được huy chương vàng Olympic ở London, cô vẫn không thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ.

Nhưng các vận động viên vẫn phải nỗ lực để được "trình diễn" tại đại hội. Trong giải điền kinh truyền thống Queensland Track, hôm 7 tháng 3 mới đây Pearson đã về nhất với thành tích 12 giây 74. Với thành tích đó, Pearson sẽ tiếp tục nỗ lực và nhắm đến các huy chương ở Rio de Janeiro 2016.

XS
SM
MD
LG