Đường dẫn truy cập

Úc phê chuẩn TPP-11: Hiệp định thương mại không Mỹ sắp có hiệu lực


Úc đã trở thành quốc gia thứ 6 phê chuẩn hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Úc đã trở thành quốc gia thứ 6 phê chuẩn hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Hiệp định thương mại của khu vực vành đai Thái Bình Dương mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút ra sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay sau khi Úc trở thành nước thành viên thứ 6 phê chuẩn hiệp định này.

Úc tuyên bố hôm 31/10 rằng nước này đã hoàn tất các thủ tục cần thiết để hiệp định thương mại Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiến triển. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12 năm nay.

CPTPP còn được gọi là TPP-11 sau khi TT Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định ngay sau khi ông lên nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2017.

Trước Úc, năm nước khác cũng đã phê chuẩn hiệp định này gồm: Nhật Bản, New Zealand, Canada, Mexico và Singapore.

Chính phủ Việt Nam hôm 18/10 cho biết họ sẽ phê chuẩn hiệp định thương trong tháng này tại kỳ họp Quốc hội khóa 14 đang diễn ra ở Hà Nội.

Việt Nam sẽ phê chuẩn TPP-không-có-Mỹ vào tháng sau

Hiệp định CPTPP có mục đích tái tổ chức thương mại cho hiệu quả hơn và cắt giảm triệt để các loại thuế để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh giữa các nước thành viên trong khối có tổng số dân lên tới gần 500 triệu người, với lượng GDP đạt 13,5 nghìn tỷ USD.

“Việc phê chuẩn hiệp định có nghĩa là chúng tôi đảm bảo lợi ích tối đa cho nông dân và doanh nghiệp của chúng tôi,” Simon Birmingham, Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Phát triển của Úc nói trong một thông cáo. Ông nói hiệp định này sẽ mang lại lợi nhuận lên đến 15,6 tỷ USD cho nền kinh tế Úc trước năm 2030.

Việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định TPP là một tổn thất lớn cho các nước thành viên còn lại vì quy mô của thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các nước còn lại vẫn nhất quyết xúc tiến với hiệp định – được coi như bước khởi đầu cho việc hình thành một khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.

Tổng thống Trump nói ông muốn đặt “nước Mỹ trên hết” khi mưu tìm các hiệp định song phương thay vì những hiệp định bao quát hơn như TPP. Nhưng Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin trước đây trong năm nói Mỹ sẽ cân nhắc giải pháp tham gia hiệp định này sau khi đã giải quyết xong những ưu tiên của riêng nước Mỹ.

Thủ tướng Phúc kêu gọi Mỹ trở lại TPP

Các thành viên TPP khác nói họ hy vọng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại và tái gia nhập hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, trong khi nhấn mạnh cam kết của họ đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Hệ thống này đã cho phép nhiều nước trong số này tạo ra những nền kinh tế hiện đại đang phát triển mạnh.

Khoảng 20 quy định mà Mỹ theo đuổi trong hiệp định TPP ban đầu đã bị gạt sang bên lề sau khi Washington rút lui, hạ giảm tiêu chuẩn mà chính phủ của Tổng thống Obama cho là “tiêu chuẩn vàng” cho các luật lệ thương mại của thế kỷ 21.

Ngoài Việt Nam, bốn nước khác còn lại chưa phê chuẩn CPTPP là Malaysia, Brunei, Peru và Chile.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG