Đường dẫn truy cập

WHO: Triển vọng sớm chấm dứt dịch Ebola không khả quan


Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Ghana, ông Anthony Banbury (trên màn hình), phát biểu trước các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong một cuộc họp về cuộc khủng hoảng Ebola tại trụ sở LHQ ở New York, ngày 14/10/2014.
Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Ghana, ông Anthony Banbury (trên màn hình), phát biểu trước các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong một cuộc họp về cuộc khủng hoảng Ebola tại trụ sở LHQ ở New York, ngày 14/10/2014.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo có thể có đến 10.000 ca lây nhiễm Ebola mới một tuần vào khoảng đầu tháng 12 tới đây tại ba nước Tây Phi bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất. Theo tường trình của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Tổng thống Obama hôm thứ Ba nói rằng thế giới chưa hành động đủ để chống lại virut gây chết người mà theo một giới chức Liên hiệp quốc đã vượt quá xa khỏi tầm khống chế của các nỗ lực.

Trợ lý Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, Bác sĩ Bruce Aylward phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba ở Geneva rằng con số tử vong vì Ebola đã tăng lên hơn 4.400 ca (4.447 ca), và số ca bệnh được xác nhận là 8.914 ca tính từ tháng Ba. Và theo Bác sĩ Aylward, số ca lây nhiễm Ebola có thể lên đến từ 5.000 cho đến 10.000 một tuần tại 3 nước Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nhất, là Guinea, Sierra Leone, và Liberia, trước ngày 1 tháng 12.

Giới chức của WHO nói rằng mặc dù có những dấu hiệu lạc quan, như số ca lây nhiễm giảm xuống tại một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất, có thêm các đội mai táng và sự đáp ứng của quốc tế gia tăng, mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra để khống chế virút Ebola, được gọi là “70-70-60” vẫn chưa khó mà đạt được.

"70% ca mai táng an toàn, 70% ca bệnh được kiểm soát và điều trị đúng cách và trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu chương trình phòng chống dịch, mà Phái bộ Ứng phó Khẩn cấp với Ebola của Liên hiệp quốc, gọi tắt là UNMEER, xác định là ngày 1 tháng 10. Do đó mục tiêu của chúng tôi là triển khai chương trình phòng chống dịch bệnh này trong khoảng 60 ngày, tức là phải hoàn thành vào ngày 1 tháng 12."

Trợ lý Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, Bác sĩ Bruce Aylward.
Trợ lý Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, Bác sĩ Bruce Aylward.

Bác sĩ Aylward cũng nói có những dấu hiệu đáng lo ngại, trong đó có những khu vực mới ở Tây Phi báo cáo về các ca lây nhiễm virút Ebola, và con số ngày càng tăng các ca Ebola ở các thành phố thủ đô của ba nước Tây Phi bị dịch bệnh nặng nhất.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm thứ Ba nhận được một báo cáo đánh giá đáng lo ngại từ người đứng đầu phái bộ UNMEER ở Ghana, ông Anthony Banbury. Ông Banbury nói rằng bất chấp những nỗ lực vượt bậc của các nhân viên y tế ở các tuyến đầu, ông vẫn hết sức lo lắng rằng vẫn chưa đủ để ngăn chặn Ebola.

"Ebola đã đi trước chúng ta, đã bỏ chúng ta khá xa. Ebola đang chạy với tốc độ nhanh hơn chúng ta, và nó đang thắng cuộc đua. Chúng ta không thể để Ebola thắng chúng ta. Nếu Ebola thắng, thì chúng ta, người dân của Liên hiệp quốc bị thất bại quá nặng."

Ông Banbury nói rằng nếu không đạt được mục tiêu “70-70-60”, sẽ có thêm nhiều người tử vong. Ông nói thêm rằng thế giới sẽ đối diện với “một tình huống hoàn toàn chưa từng thấy mà chúng ta không có kế hoạch đối phó.”

Đại sứ Sierra Leone ở Liên hiệp quốc Vandi Chidi Minah nói với Hội đồng Bảo an rằng đất nước của ông cần dựa vào một cảm giác hy vọng.

"Một cảm giác là Liên hiệp quốc và cộng đồng các quốc gia mà tổ chức này đại diện sẽ không bỏ cuộc, sẽ không bỏ mặc chúng tôi và sẽ nỗ lực không ngừng cho đến khi loại bỏ được tai họa Ebola."

Tổng thống Obama hôm thứ Ba nói rằng thế giới “chưa hành động đủ” để chống Ebola.

"Có một số nước có khả năng nhưng chưa hành động. Những nước đã ra sức hành động, và tất cả chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa, bởi vì nếu chúng ta không khống chế được dịch bệnh này ngay từ nguồn xuất phát, dịch bệnh này sẽ đề ra một mối đe dọa cho cho từng nước một và lúc đó không còn một chỗ nào cách xa dịch bệnh một hai chuyến bay, và sự lây truyền dịch bệnh rõ ràng đe dọa trực tiếp đến mọi người trên thế giới."

Tổng thống Obama nói dịch bệnh Ebola có khả năng gây bất ổn chính trị và kinh tế cho các nước.

Tổng thống Obama trong mấy ngày qua đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ra sức chống dịch bệnh, trong đó có Tổng thứ ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hôm nay, Tổng thống Obama sẽ hội thảo qua truyền hình với lãnh đạo của các nước Anh, Pháp, Đức, và Italia để bàn về một số vấn đề, trong đó có Ebola.

Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ cho Tây Phi. Hôm thứ Ba Washington cam kết viện trợ thêm 142 triệu đôla để giúp ngăn chặn dịch bệnh. Ông Rajiv Shah, lãnh đạo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, loan báo như vậy khi ông đi thăm một trung tâm y tế mới với 300 giường bệnh ở thủ đô Monrovia của Liberia, cùng với Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf và Thủ tướng Na Uy Borge Brrende.

"Rõ ràng là những cam kết mới được loan báo hôm nay từ Hoa Kỳ, Na Uy và nhiều đối tác khác, hợp sức với nhau, chúng tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể khống chế được Ebola."

Hoa Kỳ đã cam kết viện trợ hơn 400 triệu đôla cho Tây Phi để giúp chống dịch bệnh Ebola.

Trong khi đó, thêm khoảng 100 quân nhân Mỹ nữa đã đến Liberia hồi cuối tuần qua để góp sức cho nỗ lực khống chế virút Ebola. Hiện có 565 quân nhân Mỹ tại Tây Phi và con số này có thể tăng lên vài ngàn như được dự trù trung những tuần lễ sắp tới để giúp xây dựng 17 cơ sở chữa trị và lập ra các phòng thí nghiệm lưu động để xét nghiệm bệnh.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG