Đường dẫn truy cập

Quốc hội Mỹ đánh giá các bài học rút tỉa từ trận động đất ở Nepal


Dân Nepal chờ nhận thực phẩm và hàng cứu trợ tại một trại tạm trú trong thủ đô Kathmandu, Nepal
Dân Nepal chờ nhận thực phẩm và hàng cứu trợ tại một trại tạm trú trong thủ đô Kathmandu, Nepal

Các dân biểu Mỹ đang duyệt xét các nhu cầu phục hồi ở Nepal sau trận động đất vào tháng trước gây tử vong khoảng 8.600 người. Hôm Thứ tư, các thành viên tiểu ban đối ngoại khen ngợi chính phủ Mỹ về sự đáp ứng nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng xét đến những thách thức trước mắt đối với người dân Nepal và cộng đồng quốc tế.

Các thành viên của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà đều đồng ý rằng cách đáp của chính phủ Mỹ trước trận động đất kinh hoàng hôm 25 tháng 4 ở Nepal đã tạo được sự khác biệt đáng kể, cứu được nhiều sinh mạng.

Mặc dù những nỗ lực đó của Hoa Kỳ và của các nước khác thực hiện, chủ tịch uỷ ban Dân biểu Đảng Cộng Hòa Matt Salmon nói rằng tình trạng khủng hoảng ở Nepal còn lâu mới qua khỏi. Ông nói:

“Mùa gió mùa đang đến nhanh. Rất hiều người phải sống trong cảnh không còn nhà cửa trong suốt thời gian này là một vấn đề thật kinh khủng”

Ông Salmon nói rằng trận động đất và các cơn hậu chấn còn làm hỏng hệ thống cung cấp nước và hệ thống vệ sinh của Nepal, và sẽ đe dọa nguồn cung lương thực nếu người dân không thể trồng cấy.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nisha Biswas đã đến nơi xảy ra động đất để ước định xem Hoa Kỳ có thể trợ giúp ra sao. Bà cho biết:

“Tuần trước tôi đã đến Nepal và đã chứng kiến tận mắt những cảnh mất mát tàn khốc người dân Nepal phải chịu đựng, nhưng cũng thấy được sự chiến thắng của tinh thần con người, cũng như lòng can đảm và sự tận tâm của nhân viên cứu trợ khi tất cả cùng đến để giúp đỡ Nepal phục hồi sau trận động đất tàn phá này.”

Bà Biswal cho biết Hoa Kỳ đang cung cấp một số lượng lớn các tấm nhựa cứng để xây chỗ ở tạm cũng như xây trường học và khu vui chơi tạm.

Ông Jonathan Stivers, thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế, USAID, nói Hoa Kỳ biết rằng phụ nữ và trẻ em là thành phần dễ bị ảnh hưởng bất lợi nhất. Ông nói:

“Trước trận động đất, buôn người đã là chuyên thường xảy ra. Và thảm hoạ hiện nay đang đặt phụ nữ, và các thiếu nữ trong tình huống nguy cơ rất lớn. USAID đang thúc đẩy chương trình bài trừ buôn người của cơ quan nhằm đối phó nhu cầu bảo vệ tăng cao này.”

Hoa Kỳ là đối tác phát triển lâu đời nhất với Nepal - từ 1951 đến nay, và sau trận động đất hồi tháng 4 đến giờ đã cung cấp 47 triệu đôla trợ giúp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG