Đường dẫn truy cập

Quan ngại về việc TQ tuân thủ chế tài Triều Tiên của LHQ


Các nữ hầu bàn Triều Tiên hát giúp vui thực khách Trung Quốc tại một nhà hàng ở thành phố Đan Đông sát biên giới Trung-Triều ngày 30/5/2009.
Các nữ hầu bàn Triều Tiên hát giúp vui thực khách Trung Quốc tại một nhà hàng ở thành phố Đan Đông sát biên giới Trung-Triều ngày 30/5/2009.

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un cho thế giới thấy một mặt khác…giảm bớt căng thẳng với Bắc Kinh, xem một trận bóng đá với người đứng đầu uỷ ban Thế vận hội quốc tế, và tham dự một buổi hòa nhạc K-Pop tại Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên hình ảnh của các công nhân Triều Tiên vượt biên giới sang Trung Quốc đã nêu lên một nghi vấn mới. Video thu vào ngày 2/4 được một tổ chức trợ giúp Người tị nạn Triều Tiên phát tán, chưa được kiểm chứng tính xác thực.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt những chế tài ngày càng gay gắt lên Bình Nhưỡng trong một nỗ lực cắt nguồn tài trợ cho chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của nước này. Thêm vào những hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu, các nước thành viên Liên hiệp quốc cũng được yêu cầu không cấp giấy phép làm việc cho công nhân Triều Tiên mới và trả về nước những công nhân hiện hữu.

Giáo sư William Brown, trường đại học Georgetown nói:

“Một số công ty Trung Quốc thiếu công nhân trầm trọng. Công nhân Triều Tiên quá rẻ. Họ muốn những công nhân này nên họ có thể hối lộ, làm mọi cách tại Trung Quốc, họ có thể phá vỡ các qui định của Trung Quốc. Hiện nay tôi cũng không muốn vượt qua Trung Quốc để có thể nói với Kim Jong Un, ‘Này, chúng tôi sẽ bẻ cong những qui định.’”

Một uỷ ban điều tra của Liên hiệp quốc báo cáo vào tháng 3 là Bình Nhưỡng liên tiếp tránh né các chế tài nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt và tiếp tục xuất khẩu bất hợp pháp.

Chuyến đi của ông Kim đến Bắc Kinh đã gây ra những quan ngại là Trung Quốc có thể nỗ lực giảm bớt những hạn chế chống lại Bình Nhưỡng. Các nguồn tin nói với ban Hàn ngữ Đài VOA là các tóan tuần tra biên giới của Trung Quốc tại các khu vực nông thôn Triều Tiên đã được rút đi kể từ chuyến viếng thăm của ông Kim. Chuyên gia về Đông Á của trường đại học Georgetown William Brown nói.

“Tôi nghi là chuyện này đã xảy ra từ lâu rồi, người Triều Tiên lén lút vượt biên giới, tìm các chủ nhân Trung Quốc muốn thuê mướn họ, và thỏa thuận về việc này.Tôi nghi là chính phủ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, giống như chính phủ chúng ta gặp nhiều khó khăn với di dân bất hợp pháp, thì chính phủ Trung Quốc cũng gặp những khó khăn như vậy.”

Khác biệt ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề thương mại có thể có ảnh hưởng ngược đối với những nỗ lực kìm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Tiến sĩ Dean Cheng thuộc Heritage Foundation nói:

“Đối với Trung Quốc, tôi nghĩ trong chính quyền cần phải có thứ tự ưu tiên. Có phải vấn đề thương mại quan trọng nhất hay không? Hay vấn đề an ninh quan trọng nhất? Nếu chúng ta muốn Trung Quốc hợp tác, thì những hệ thống, qui định nào tổng thống Donald Trump chuẩn bị nghĩ đến so với những vấn đề khác? Và đối với vấn đề thương mại và thuế quan và khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại, thì những hệ thống và qui định đối với Triều Tiên là gì?”

Trung Quốc nằng nặc cho rằng họ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ quốc tế chống lại Triều Tiên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG