Đường dẫn truy cập

Dư luận khen chê xung quanh vụ ám sát ở Pakistan


Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani (giữa) và các viên chức trong chính phủ cầu nguyện trong tang lễ của Tỉnh trưởng Salman Taseer được cử hành trong thành phố Lahore của Pakistan
Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani (giữa) và các viên chức trong chính phủ cầu nguyện trong tang lễ của Tỉnh trưởng Salman Taseer được cử hành trong thành phố Lahore của Pakistan

Nhiều nơi trên thế giới lên án vụ ám sát viên tỉnh trưởng ở Pakistan nhưng bên trong Pakistan, nhiều nhóm Hồi giáo lại ca ngợi hung thủ trong lúc tang lễ được cử hành hôm thứ Tư với hàng ngàn người tham dự.

Hung thủ, một cận vệ của ông Taseer, đã ra tay vì tức giận trước sự chống đối của ông Taseer với luật chống phỉ báng Hồi giáo.

Các tổ chức nhân quyền ở Pakistan lâu nay vẫn đòi sửa hoặc rút lại luật này vì cho rằng nó có tính cách kỳ thị những người không theo Hồi giáo và vì nó hay bị những người Hồi giáo cực đoan lạm dụng để trả thù cá nhân.

Luật này phạt tử hình những ai xúc phạm, nhục mạ Tiên tri Mohammad, và dư luận biến thành ôn ào khi tòa phạt tử hình một bà mẹ có bốn người con theo đạo Ky-tô vì bà này phát biểu những lời khiếm nhã đối với vị tiên tri.

Người phụ nữ này cả quyết là mình vô tội, và Tỉnh trưởng Taseer đã ghé thăm bà trong tù, trong lúc vận động để cho bà được tự do.

Bà Farzana Bari, một nhà hoạt động nhân quyền, cho rằng vụ giết hại ông Taseer, một chính trị gia có tên tuổi của đảng cầm quyền, tạo ra một tâm trạng bất ổn cho những lực lượng tiến bộ của Pakistan:

“Chúng ta hãy nhìn những gì mà thủ phạm đã gây ra. Anh ta đã tạo ra một tình trạng kinh hoàng trên cả nước, cảnh cáo những ai dám mở miệng sẽ bị chận họng giống như vậy.”

Trong mấy tuần qua, đảng Nhân dân Pakistan cầm quyền đã vận động để sửa lại bộ luật phỉ báng và vụ ám sát hôm thứ Ba được xem là phan ứng đối với cuộc vận động đó.

Bộ trưởng đặc trách các vấn đề thiểu số, Shahbaz Bhatti, là một trong những người muốn thay đổi luật này:

“Luật này dẫn đến những vụ ngồi tù và những vụ giết người ngoài phạm vi tòa án. Đa số các trường hợp gọi là phỉ báng đều là những vụ tranh chấp cá nhân. Bất cứ ai cũng có thể đến đồn cảnh sát thưa người khác về tội phỉ báng Hồi giáo, chẳng có thủ tục trừng phạt những ai thưa kiện vô cớ.”

Các nhóm Hồi giáo gây áp lực mạnh đến độ chính phủ của Thủ tướng Gilani trước đây trong tuần phải công khai xác nhận chính phủ chưa bao giờ có ý định thay đổi luật phỉ báng Hồi giáo.

Nhà hoạt động nhân quyền Bari cho rằng chính vì chính phủ có thái độ bất nhất như vậy nên mới xảy ra vụ ám sát viên tỉnh trưởng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG