Đường dẫn truy cập

Nông dân Đoàn Văn Vươn không đòi được công lý


Ông Ðoàn Văn Vươn trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng hồi tháng 4/2013.
Ông Ðoàn Văn Vươn trong phiên xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng hồi tháng 4/2013.
Người nông dân được mệnh danh là “anh hùng áo vải” vì dùng võ khí tự tạo kháng cự lệnh cưỡng chế đất phi pháp ở Hải Phòng bị giữ y án tại phiên phúc thẩm trong hai ngày 29-30/7.

Sáu thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị truy tố về hai tội danh “Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ án ở Tiên Lãng (Hải Phòng) gây xôn xao dư luận từ đầu năm 2012 khi gia đình ông Vươn dùng võ khí bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và quân đội võ trang, khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, và nhà cửa của gia đình ông Vươn bị phá hủy hoàn toàn.

Vợ và em dâu ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (trái) bị giữ nguyên án 15 và 18 tháng tù treo.
Vợ và em dâu ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (trái) bị giữ nguyên án 15 và 18 tháng tù treo.
Tại tòa phúc thẩm, ông Đoàn Văn Vươn cùng em trai Đoàn Văn Quý bị giữ án 5 năm tù y như phiên sơ thẩm hồi tháng tư. Vợ và em dâu ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu cũng bị giữ nguyên án 15 và 18 tháng tù treo.

Hai thân nhân khác của ông Vươn là Đoàn Văn Sịnh được giảm 9 tháng tù và Đoàn Văn Vệ được giảm 5 tháng tù.

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những đại diện pháp lý miễn phí cho gia đình ông Vươn tại phiên phúc thẩm, cho biết tòa căn cứ vào thái độ của bị can thay vì là hành vi phạm tội để xét giảm án, và quan điểm của luật sư ít được ghi nhận tại tòa.

Luật sư Sơn:

“Người ta xử chủ yếu tùy thuộc vào thái độ của bị cáo thôi. Cơ bản là ai nhận tội thì được giảm án.”

Luật sư Trần Vũ Hải, cũng là người bảo vệ miễn phí cho gia đình ông Vươn, nói bản án phúc thẩm không khách quan vì hai yếu tố mấu chốt đã không được tòa xem xét:
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:38 0:00
Tải xuống
“Đó là xem xét động cơ, nguyên nhân của sự kiện ngày 5/1/12. Thực tế là bị cáo không có bất cứ động cơ nào để tước đoạt sinh mạng của các chiến sĩ, mà bị cáo chỉ có động cơ là gây tiếng vang. Sự việc xảy ra cho thấy không có một chiến sĩ nào bị ảnh hưởng tới tính mạng. Về sức khỏe, họ có bị ảnh hưởng, nhưng cho tới nay, theo ghi nhận của tôi khi tiếp xúc với họ, thì họ bình thường, sức khỏe không có vấn đề gì. Không giết người chính là mong muốn của họ, trong tính toán của họ, chứ không phải như kết luận của tòa rằng hậu quả không chết người nằm ngoài ý muốn của họ. Vấn đề thứ hai, tòa đã không làm rõ thực tế đã có một lệnh cố ý cưỡng chế nhầm. Ngoài 19,3 hecta, họ cưỡng chế luôn cả 40 hecta trong khi không có lệnh cưỡng chế hợp pháp. Chúng tôi cho rằng việc ‘thi hành công vụ’ tại khu vực nhà ông Quý là trái pháp luật. Cho nên, không có yếu tố ‘thi hành công vụ’ trong việc này. Vì vậy, tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ và tội danh ‘giết người’ cần phải bãi bỏ. Quan điểm của chúng tôi đã được chứng minh đầy đủ, nhưng đáng tiếc đại diện Viện Kiểm Sát đã không tranh luận những vấn đề đấy. Họ tìm cách né tránh và tòa án cũng tạo điều kiện cho họ né tránh dù chúng tôi đòi phải tranh luận, hoặc chấp nhận ý kiến chúng tôi, hoặc bác bỏ có căn cứ.”

Tại tòa, ông Vươn nói ông buộc phải hành động như vậy vì hết cách sau khi tất cả các đơn từ khiếu nại của gia đình phản đối lệnh cưỡng chế đều bị phớt lờ.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW nói với VOA Việt ngữ vụ án này là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW nói với VOA Việt ngữ vụ án này là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
Bản án của Đoàn Văn Vươn đã khiến giới bảo vệ nhân quyền một lần nữa lên án thành tích nhân quyền của Hà Nội.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói với VOA Việt ngữ vụ án này là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.

Ngày 1/8 sẽ diễn ra phiên phúc thẩm xét xử các quan chức liên quan đến vụ cưỡng chế đất, hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Tại phiên sơ thẩm hồi tháng tư, 4 cựu quan chức huyện Tiên Lãng gồm Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng phòng tài nguyên và môi trường; Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Quang, và Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng bị phạt từ 15 đến 24 tháng tù treo về tội “hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng cựu Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng, bị cáo Nguyễn Văn Khanh, bị 2 năm rưỡi tù giam.

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những đại diện pháp lý miễn phí cho gia đình ông Vươn tại phiên phúc thẩm.
Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những đại diện pháp lý miễn phí cho gia đình ông Vươn tại phiên phúc thẩm.
Các mức án của 5 cựu quan chức này đều thấp hơn khung hình phạt. Bản án nói Ủy ban huyện thực hiện cưỡng chế là do gia đình ông Vươn không chấp hành quyết định thu hồi đất.

Gia đình ông Vươn không đồng ý vì cho rằng các mức án ấy rất thấp so với những hậu quả gây ra trong vụ cướp bóc tài sản và thành quả lao động chân chính của người nông dân.

Luật sư của gia đình ông Vươn, ông Trần Vũ Hải, nói:

“Có tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo này rất vô lý. Tòa án cho rằng các quan chức ấy bị kích động do hành vi của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bắn vào lực lượng võ trang, cho nên, họ phải phá hủy những tài sản của ông Vươn. Chúng tôi cho rằng họ không có lý do gì để bị ‘kích động’ bởi vì việc cưỡng chế họ đã lên kế hoạch trước. Thứ hai, họ có phải là người trực tiếp bị ảnh hưởng đâu. Chính các chiến sĩ mới là người bị trực tiếp ảnh hưởng. Nếu có bị ‘kích động’ thì cùng lắm là các chiến sĩ và đồng đội của họ, chứ không phải các quan chức dân sự này. Các quan chức ấy thậm chí có những người còn không chứng kiến sự việc. Cái này nó vô lý vô cùng và chứng tỏ là tòa án đã bao che.”

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn được xem là hồi chuông cảnh cáo đối với các chính sách về đất đai bất hợp lý tại Việt Nam kéo theo tình trạng tham nhũng, cưỡng chiếm, khiến nhiều người bị lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã tuyên bố vụ cưỡng chế đất nhà ông Vươn là phi pháp.

VOA Express

XS
SM
MD
LG