Đường dẫn truy cập

Bắc Triều Tiên đối mặt nạn thiếu ăn


Bắc Triều Tiên có một phần ba trẻ em suy dinh dưỡng và còi cọc
Bắc Triều Tiên có một phần ba trẻ em suy dinh dưỡng và còi cọc

Liên Hiệp Quốc cho biết Bắc Triều Tiên đang phải đương đầu với nạn thiếu lương thực trầm trọng trong năm nay, vì lý do viện trợ giảm và giá lương thực tăng. Mặc dù các cơ quan lương thực Liên Hiệp Quốc cảnh báo có tới một phần tư dân cư nước này có thể bị ảnh hưởng, người ta có lý do nghi ngờ về phúc trình thiếu ăn miền Bắc đưa ra.

Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO, nhiều nguyên nhân hợp lại gồm mùa màng thất bát, số trợ giúp bị giảm bớt, và sự gia tăng giá lương thực trong khu vực có thể khiến số lượng lương thực bị thiếu trong năm nay tại Bắc Triều Tiên lên tới 600 ngàn tấn.

Điều đó có nghĩa tới 6 triệu người sẽ không đủ thức ăn, trong một nước vốn có sẵn một phần ba trẻ em suy dinh dưỡng và còi cọc.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên năm ngoái đã cắt khẩu phần dân chúng xuống một nhu cầu mỗi người, mỗi người chỉ còn ăn 370 gram mỗi ngày.

Ông Hiroyuki Konuma, đại diện của FAO tại châu Á, đã có mặt tại Bắc Triều Tiên tuần rồi để bàn thảo với các giới chức chính phủ về tình hình lương thực. Ông nói với Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài tại Thái Lan, FCCT, rằng khẩu phần tại Bắc Triều Tiên đang bị cắt thêm nữa:

“Như vậy, tình hình đang trở nên tệ hại hơn nhiều. Cho nên, cơ quan chúng tôi cần sự thông cảm của cá nhân và tổ chức từ thiện để kiếm thêm viện trợ lương thực.”

Chương trình Lương thực Thế giới, WFP, đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp hồi đầu năm sau khi mùa đông khắc nghiệt đã tàn phá mùa màng tại Bắc Triều Tiên. Cơ quan này ước tính khoảng 3 triệu rưỡi người cần được giúp.

Ông Marcus Prior, phát ngôn viên của WFP nói với FTTC rằng cho đến nay họ mới chỉ nhận được một phần ba số tiền 209 triệu đôla.

Ông nói thêm, năm nay WFP có thể thuyết phục Bắc Triều Tiên cố gắng giúp họ hoạt động mau lẹ hơn, để đảm bảo sự giúp đỡ tới tận tay những người cần giúp.

Lần đầu tiên, WFP được phép có nhân viên nói tiếng Triều Tiên, được tới những ngôi chợ khắp nước và được sử dụng hệ thống theo dõi chuyện phân phối thức ăn trên mạng.

Tuy nhiên, nhiều phân tích gia chính trị vẫn còn ngờ vực, họ nói việc Bình Nhưỡng theo đuổi vũ khí hạt nhân ít nhất cũng đóng góp vào chuyện họ nịnh nọt để xin trợ giúp thức ăn tiền bạc từ các nước láng giềng và Mỹ.

Mặc dù sẵn sàng viện trợ khẩn cấp, cả Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đều do dự chưa muốn cung ứng lương thực thường xuyên trở lại.

Ông Brian Bridges, giáo sư chính trị học tại trường đại học Lingnang ở Hồng Kông nói việc Bắc Triều Tiên thiếu minh bạch trong phân phối trợ giúp lương thực đã làm dấy lên những mối ngờ vực rằng ít nhất một phần tiền giúp đỡ có thể bị lái sang phục vụ cho quân đội hoặc cho các mục tiêu khác, thí dụ như lễ kỷ niệm Kim Nhật Thành, người sáng lập ra Bắc Triều Tiên.

Năm 2009, Bắc Triều Tiên đã rút khỏi các cuộc hội đàm nhằm buộc họ chấm dứt các chương trình hạt nhân để đổi lại bằng viện trợ và những phần thưởng ngoại giao.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG