Đường dẫn truy cập

Khảo sát: Người Mỹ gốc Á đang ngả sang đảng Dân chủ


Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Theo các khảo sát gần đây, người Mỹ gốc Á đang ngả sang Đảng Dân chủ, nhưng các lãnh đạo cộng đồng châu Á ở Los Angeles nói cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa đều đang không làm tốt việc thu hút cử tri châu Á, những người có chung mối quan tâm, song họ lại bị chia rẽ vì tuổi tác và đất nước xuất xứ. Các nhà lãnh đạo đã hồi đáp về dữ liệu mới được công bố nêu bật mối quan tâm của cử tri gốc Á.

Cuộc khảo sát những người Mỹ gốc Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Philippine ở Los Angeles, công bố hôm 29/6, cho thấy "những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ", còn gọi là Millennial, người châu Á từ 18 tuổi đến 29, hầu hết được sinh ra ở Mỹ và rất thông thạo tiếng Anh. Họ biết tin tức từ phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh, phần lớn là trực tuyến.

Sự khác biệt tuổi tác

Cuộc thăm dò cho thấy cử tri lớn tuổi gốc Á hầu hết sinh ra ở nước ngoài và biết tin tức từ phương tiện truyền thông bằng tiếng nước ngoài. Để đến với cả hai nhóm, các lãnh đạo cộng đồng nói các đảng cần sử dụng những diễn đàn thích hợp, và cũng tìm các ứng cử viên châu Á cho các chức vụ, vì các cử tri Mỹ gốc Á thường bỏ qua quan điểm đảng phái để ủng hộ các ứng cử viên có chung sắc tộc với họ. Chủ doanh nghiệp Charlie Woo nói: "Người Mỹ gốc Á nói chung ủng hộ người ở trong cộng đồng của họ để đại diện cho họ". Ông là chủ tịch một nhóm về trao quyền cho cộng đồng có tên CAUSE. Ông là một trong những lãnh đạo có mặt tại buổi công bố kết quả khảo sát.

Raphael Sonenshein, giám đốc điều hành Viện Pat Brown thuộc ĐHTH Bang California, ở Los Angeles, đã tiến hành cuộc khảo sát cho biết: “Những người gốc Á trẻ tuổi trong cuộc khảo sát ‘cực kỳ tự do về các vấn đề xã hội’, đặc biệt là vấn đề như hôn nhân đồng tính nam".

Cải cách nhập cư, quyền sinh đẻ và kiểm soát súng là chương trình nghị sự của Kat Alvarado, một sinh viên Mỹ gốc Philippine tại trường Cal State Los Angeles người tự xem cô là người "cánh tả", nhưng độc lập về chính trị.

Sinh viên Elise Dang cho biết bạn bè cô nói chuyện chính trị trên Facebook và hầu hết, giống như cô ấy, là người theo trường phái tự do. Cô cho biết những bạn bè bảo thủ thường châm ngòi các cuộc thảo luận sôi nổi vì "hầu hết bạn bè của họ không đồng ý với quan điểm chính trị của họ".

Các đảng chính trị không đến được với người Mỹ gốc Á

Charlie Woo thuộc nhóm CAUSE nói rằng cuộc nghiên cứu này cho thấy chỉ có 1/3 cử trị Mỹ gốc Á đã tiếp xúc trực tiếp với các quan chức dân cử của họ, điều này nêu bật khoảng cách trong hoạt động tiếp xúc chính trị. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng các đảng đã mắc sai lầm khi không chú ý đến điều đó".

VOA Express

XS
SM
MD
LG