Đường dẫn truy cập

Người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao cho vụ kiện về di trú


Những người biểu tình ở phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington DC trước một phiên điều trần mang tính bước ngoặt về di trú, ngày 18 tháng 4 năm 2016.
Những người biểu tình ở phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington DC trước một phiên điều trần mang tính bước ngoặt về di trú, ngày 18 tháng 4 năm 2016.

Hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm thứ Hai hô khẩu hiệu "Yes We Can" trong khi bên trong các thẩm phán của Tòa án thẩm xét là một cụm từ trọng yếu mà có thể quyết định một vụ kiện mang tính bước ngoặt, tranh luận tính hợp pháp của sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Barack Obama về vấn đề di trú.

Tòa án dường như chia rẽ quan điểm về ý nghĩa của cụm từ "sự hiện diện hợp pháp" trong sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama năm 2014, trì hoãn những vụ trục xuất một số người nhập cư không giấy tờ, và liệu sắc lệnh này trên thực tế có tạo ra luật di trú mới hay không.

Quyết định của những thẩm phán sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến những hành động hành pháp của những chính quyền tổng thống trong tương lai và diễn ra vào lúc mà hệ thống nhập cư bất cập của Mỹ thường xuyên là tâm điểm tranh luận trong năm bầu cử.

Đối với Stephanie Uribe, công dân Mỹ 16 tuổi chờ đợi bên ngoài Tòa án với cha mẹ không có giấy tờ của cô, quyết định này sẽ định đoạt tương lai của gia đình cô.

Cô cho biết trước khi Tổng thống Obama giới thiệu chương trình này, "chúng tôi chẳng có gì cả, chúng tôi chẳng có gì để trông đợi cả."

Uribe cho biết cha mẹ cô, sinh ra ở Chile, đã sống nửa cuộc đời họ ở Mỹ và coi đất nước này là nhà của mình.

Cha mẹ của Uribe là một trong bốn triệu người nhập cư không giấy tờ, những người sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Tòa án. Những hành động hành pháp của Tổng thống Obama vào năm 2014 mở rộng và tạo ra những chương trình trì hoãn việc trục xuất những người cha người mẹ không giấy tờ của những công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ hợp pháp, và những người nhập cư không giấy tờ đến Mỹ khi còn nhỏ. Những chương trình này mở ra cơ hội cho phép họ có được giấy phép lao động hợp pháp nhưng không cho những người nộp đơn một con đường hướng tới việc trở thành thường trú nhân hoặc công dân.

Vụ kiện ở U.S. v. Texas trước Tòa án Tối cao xem xét liệu Tổng thống có vượt quá thẩm quyền hiến định của mình bằng việc làm ra luật nhập cư mới thông qua những chương trình này. Một quyết định trong vụ kiện của bang Texas sẽ ảnh hưởng đến những vụ kiện đang được cứu xét tại 25 bang chống đối những hành động của tổng thống đối với người nhập cư.

Marley Arvelo, 22 tuổi sinh ra ở Guatemala, người sẽ đủ điều kiện được cấp giấy phép làm việc theo một trong những hành động hành pháp của Tổng thống, ngồi bên trong Tòa án trong buổi nghe luận chứng mở đầu. Cô cho biết cô có những hoài nghi sau khi nghe câu hỏi của các thẩm phán.

"Có thể một số thẩm phán đồng ý với chúng tôi. Nhưng có vẻ như nửa này nửa kia."

Cô Arvelo nói phán quyết khước từ chương trình của Tổng thống sẽ vĩnh viễn làm thay đổi cuộc đời của những người nhập cư không giấy tờ.

"Những cánh cửa sẽ đóng lại với chúng tôi ở đất nước này," cô nói với VOA.

Trưởng Luật sư biện hộ, Donald Verrilli Jr., người lập luận cho lập trường của chính phủ, cho biết cụm từ "sự hiện diện hợp pháp" có thể được rút bỏ khỏi ngôn ngữ chỉ thị những chương trình này mà không thay đổi tác động.

Trưởng luật sư biện hộ đại diện bang Texas Scott Keller, người lập luận cho vụ kiện, gọi sắc lệnh của Tổng thống "là một trong những thay đổi di trú lớn nhất" trong lịch sử nước Mỹ. Ông Keller nói những chương trình này không chỉ trì hoãn việc trục xuất mà còn thay đổi tình trạng di trú vì chúng cho phép những người nhập cư không giấy tờ được phép làm việc.

Thẩm phán Kennedy dường như đồng ý khi nói: "Tổng thống định ra chính sách và Quốc hội thi hành chính sách. Có vẻ như có sự đảo ngược."

VOA Express

XS
SM
MD
LG