Đường dẫn truy cập

Mỹ xem xét số phận của người nhập cư không giấy tờ


Những người biểu tình ở phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington DC trước một phiên điều trần mang tính bước ngoặt về di trú, ngày 18 tháng 4 năm 2016.
Những người biểu tình ở phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại Washington DC trước một phiên điều trần mang tính bước ngoặt về di trú, ngày 18 tháng 4 năm 2016.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày thứ Hai xem xét số phận của tới bốn triệu người nhập cư không giấy tờ, khi những thẩm phán nghe luận chứng trong một vụ kiện tụng mang tính bước ngoặt về tính hợp pháp của những hành động hành pháp của Tổng thống Barack Obama về vấn đề di trú.

Quyết định của những thẩm phán sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến những hành động hành pháp của những chính quyền tổng thống trong tương lai và diễn ra vào lúc mà hệ thống nhập cư bất cập của Mỹ thường xuyên là tâm điểm tranh luận trong năm bầu cử.

Vụ kiện ở U.S. v. Texas yêu cầu tòa án cứu xét liệu hành động hành pháp của Tổng thống năm 2014 trì hoãn những vụ trục xuất đối với một số người nhập cư không giấy tờ có nằm trong quyền hạn của chính phủ chỉ đạo chính sách nhập cư hay không, hay là liệu tổng thống đã vượt quá thẩm quyền hiến định của mình bằng việc làm ra luật nhập cư mới. Một quyết định trong vụ kiện của bang Texas sẽ ảnh hưởng đến những vụ kiện đang được cứu xét tại 25 bang chống đối những hành động của tổng thống đối với người nhập cư.

Những luật sư của chính phủ lập luận rằng chính phủ liên bang có thẩm quyền chỉ đạo chính sách nhập cư và có thể thực thi quyền hành của mình trong việc quyết định những ưu tiên cho việc trục xuất những người nhập cư không giấy tờ.

"Chính phủ liên bang có toàn quyền quyết định ai ở lại và ai ra đi," Angela Kelley, phó chủ tịch điều hành tại Quỹ Hành động của Trung tâm vì Sự Tiến bộ Mỹ, nhận định.

Những hành động hành pháp của Tổng thống Obama vào tháng 11 năm 2014 mở rộng và tạo ra những chương trình trì hoãn việc trục xuất những người cha người mẹ không giấy tờ của những công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ hợp pháp, và những người nhập cư không giấy tờ đến Mỹ khi còn nhỏ. Những chương trình này mở ra cơ hội cho phép họ có được giấy phép lao động hợp pháp nhưng không cho những người nộp đơn một con đường hướng tới việc trở thành thường trú nhân hoặc công dân.

Bà Kelley cho biết những hành động hành pháp của Tổng thống Obama tiếp nối những quyết định của những chính quyền Dân chủ và Cộng hòa trong quá khứ ưu tiên việc trục xuất những người nhập cư không giấy tờ với tiền án hình sự, chứ không phải trục xuất trẻ em không giấy tờ và những người nhập cư có mối qian hệ với nước Mỹ.

Những người chống đối nói rằng chính quyền Obama chưa đưa ra một lập luận có tính thuyết phục cho những hành động của mình.

"Điều mà tổng thống đang làm ở đây là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của đất nước," Dan Stein, chủ tịch Liên đoàn Người Mỹ vì Cải cách Nhập cư, nói. "Bạn có một đảng chính trị nói rằng, 'Chúng ta sẽ làm tới và gạt Quốc hội ra, gạt người dân Mỹ ra và không lo lắng về điều mà họ đã nói về những quy định.'"

Tổng thống Obama nói những hành động của ông vào năm 2014 chỉ đạo những ưu tiên thi hành luật di trú là kết quả của việc Quốc hội đã không có hành động gì về cải cách di trú. Nhưng ông Stein cho biết một quyết định của Tòa án Tối cao có lợi cho chính phủ liên bang sẽ tước mất quyền của Quốc hội và người dân Mỹ.

"Điều mà tất cả các bang đang cố gắng làm là yêu cầu chính phủ liên bang thực hiện nghĩa vụ của mình đúng theo Hiến pháp," ông nói. "Để nói rằng không một người nào có thể là quan tòa, bồi thẩm đoàn và đồng thời cũng là nhà lập pháp, cũng như tuyên bố rằng những hành động của họ không thể bị thẩm xét."

Đầu năm nay, những nghị sĩ Cộng hòa trong Quốc hội đệ đã đệ trình một bản trích yếu lên Tòa án tối cao ủng hộ vụ kiện, viết rằng "không có bất kỳ luật nhập cư hiện hành nào, và Hiến pháp cũng không cho phía hành pháp quyền cho phép, huống hồ là tạo điều kiện, cho việc vi phạm tiềm năng những luật đó trên quy mô hết sức rộng lớn." Những dân biểu Đảng Cộng hòa ở Hạ viện hôm thứ Hai có 15 phút để trình bày lập luận.

Sự vắng mặt của vị thẩm phán thứ chín của Tòa án Tối cao, sau khi thẩm phán Antonin Scalia qua đời hồi tháng 2, có thể dẫn đến một phán quyết 4-4 mà chỉ định đoạt vụ kiện của Texas. Chỉ có một quyết định đa số của Tòa án Tối cao mới có thể đặt ra tiền lệ để 25 vụ kiện khác được quyết định ở từng tòa án cấp bang thấp hơn. Dù vụ kiện dựa trên kiến giải luật Hiến pháp Hoa Kỳ, bà Kelley cho biết tác động con người của quyết định này sẽ được đo lường ở tầm vóc quốc tế.

"Đây là lúc mà chúng ta thực sự có thể tỏa sáng như một quốc gia và thể hiện vai trò lãnh đạo vào lúc mà thế giới đang thực sự vật lộn với những gì chúng ta đang làm với nhóm dân không giấy tờ và người tị nạn," bà Kelly nói.

Tòa án Tối cao sẽ công bố quyết định vào tháng Sáu.

VOA Express

XS
SM
MD
LG