Đường dẫn truy cập

Mỹ thúc giục các nước vùng Vịnh dùng ảnh hưởng trên bộ tộc Sunni ở Iraq


Ngoại trưởng John Kerry, trái, và Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah
Ngoại trưởng John Kerry, trái, và Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã có các cuộc đàm phán với Quốc vương Ả Rập Saui Abdullah về các cuộc khủng hoảng ở Iraq và Syria và đồng thời cũng đã gặp lãnh đạo quân nổi dậy của Syria Ahmad Jarba ở thị trấn Jeddah ở Hồng Hải.

Trong cuộc họp ngắn với ông Jarba, ông Kerry nói phe đối lập ôn hòa của Syria mà ông Jarba đứng đầu rất quan trọng trong việc ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Ðông, hay ISIL.

Nhóm thánh chiến Sunni kiểm soát một khu vực rộng lớn của Syria trong vài tuần gần đây đã chiếm giữ nhiều phần lãnh thổ của Iraq.

Chuyến thăm của ông Kerry tới Ả Rập Saudi diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama yêu cầu Quốc hội Mỹ phê chuẩn 500 triệu USD để huấn luyện và trang bị cho các phần tử nổi dậy Syria ôn hòa.

Tin này được người Saudi hoan nghênh, những người ủng hộ tài chính lớn nhất cho quân nổi dậy, những người đã nhiều lần chỉ trích Hoa Kỳ không hỗ trợ đủ cho những người đang chiến đấu với các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ông Ahmed al-Attar, trợ lý giám đốc về quốc phòng và an ninh tại viện Delma có trụ sở ở Abu Dhabi, nói trong mắt của Riyadh, Mỹ “không hoạt động” tại Syria một phần được cho là vì ISIL tràn vào Iraq.

“Bằng việc không hỗ trợ cho phe ôn hòa, Mỹ đã tăng hỗ trợ nói chung cho ISIL và cho phép ISIL phát triển mạnh trong bầu khí vô pháp luật đang chế ngự ở Syria. Trong khi đó, các phần tử nổi dậy ôn hòa đã bị loại ra và họ trở thành một trong những phần tử yếu hơn hiện nay.”

Ðáp lại những lợi thế gần đây của ISIL, vốn bác bỏ chế độ quân chủ Sunni ở Trung Ðông bất chấp việc trở thành một nhánh tương tự của Hồi giáo, Quốc vương Abdullah tuần này loan báo ông đã đặt ra tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ quốc gia chống lại “các mối đe dọa khủng bố.”

Ðiều này được cho là gồm có việc bảo vệ hơn nữa để chống lại các cảm tình viên thánh chiến địa phương.

Ông Gregory Gause, một thành viên cao cấp không biên chế tại trung tâm Brookings Doha, nói rằng số lượng kinh phí đáng kể cho nhóm chiến binh Sunni được cho là từ các nhà tài trợ vùng vịnh, những người xem chính quyền Iraq chỉ là con tốt của nhóm quyền lực Shi’ite của Iran. Ông Gause nói:

“Có nhiều nghi ngờ là có sự trợ giúp cho ISIL ở Ả Rập Saudi, không nhiều từ chính phủ, nhưng từ các nhà tài trợ tư nhân và các tình nguyện viên bị cuốn vào cuộc chiến giáo phái trong khu vực”.

Ngay cả trong số các lãnh đạo Saudi, ông Gause cho là nỗi sợ hãi các phần tử cực đoan Sunni thắng lợi còn ít hơn những quan ngại về việc mở rộng ảnh hưởng của Iran.

“Tôi cho rằng có thể có một sự cám dỗ ở Riyadh là xem ISIL yếu hơn trong hai tai họa, ít nhất là ngay thời điểm này vì các lý do chiến thuật. Và tôi nghĩ điều đó có thể khiến họ hiểu lầm về Hoa Kỳ, phía cũng đang lo lắng về ảnh hưởng của Iran ở Iraq, nhưng tôi nghĩ mối đe dọa ISIL vẫn là ưu tiên.”

Hoa Kỳ muốn Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng vịnh khác phải làm nhiều hơn nữa để chặn nguồn tài trợ tư nhân cho ISIL.

Trong suốt cuộc đàm phán tại Paris hôm thứ Năm, ông Kerry cũng kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh sử dụng ảnh hưởng của họ trên các bộ tộc Sunni ở Iraq để giúp cho đất nước bị tê liệt này thoát ra khỏi bờ vực của cuộc nội chiến. Ông cảnh báo rằng sự thù địch công khai mà các lãnh đạo vùng Vịnh biểu hiện đối với Thủ tướng Nouri al-Maliki của Shi’ite tại Iraq có thể phản tác dụng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG