Đường dẫn truy cập

Mỹ cân nhắc các giải pháp hạn chế trong việc đối phó với Bắc Hàn


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải) và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, ngày 7/4/2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (bên phải) và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, ngày 7/4/2017.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Tổng thống Trump cho thấy một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên và tuyên bố rằng Mỹ đã hết kiên nhẫn với thái độ ngoan cố của Bình Nhưỡng, khi Bắc Hàn tiếp tục làm ngơ các yêu cầu của quốc tế đòi họ kiềm chế tham vọng hạt nhân.

Khi thăm tàu sân bay Mỹ ở Nhật Bản hôm thứ Tư, Phó Tổng thống Mike Pence nói: "Kẻ nào thách thức quyết tâm và khả năng phòng vệ sẵn sàng của chúng tôi nên biết rằng chúng tôi sẽ đập tan bất cứ cuộc tấn công nào và đáp trả đích đáng và hiệu quả bất kỳ việc sử dụng vũ khí quy ước hay hạt nhân nào.” Cũng hôm thứ Ba ở Tokyo, ông Pence tuyên bố Mỹ sẽ không bỏ qua vấn đề này cho đến khi đạt mục tiêu phi hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Và tại một điểm dừng chân ở thủ đô Seoul trước đó, ông Pence nói rằng "giai đoạn kiên nhẫn chiến lược đã chấm dứt" khi ông đề cập đến chiến lược của chính quyền Obama.

Khi ông Pence tới thăm vùng đông bắc Á, Trung tướng McMaster, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, nói với đài ABC News rằng: "tất cả các lựa chọn của chúng tôi đều đặt ra sẵn" cho vấn đề Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông McMaster bày tỏ hy vọng sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên bằng quân sự.

Trong một bình luận trên Twitter gần đây, Tổng thống Donald Trump nói chế độ Bình Nhưỡng là một "mối đe dọa" và đang "tìm cách gây rắc rối." Về cách tiếp cận của ông Obama, Tổng thống Trump viết: "Trong 90 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của tôi, tôi đã cho thấy rõ sự thất bại hoàn toàn trong chính sách đối ngoại của 8 năm qua."

Tương phản với cách tiếp cận của ông Obama

Mặc dù có những phát biểu mạnh mẽ, các nhà phân tích từ cả hai đảng chính trị đồng ý rằng chính sách của ông Trump vẫn giống với "chiến lược kiên nhẫn" của ông Obama, và các lựa chọn để đối phó với Bình Nhưỡng vẫn còn hạn chế. Họ nói, sự khác biệt chính là trong âm điệu của các phát biểu.

Giáo sư Henry Nau thuộc Đại học George Washington, từng làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, nói rằng những phát biểu cứng rắn này nhằm mục đích chủ yếu thu hút sự chú ý của một số thành phần ương ngạnh trên thế giới, nơi họ đã hành động mà không bị trừng phạt.

Ông Nau nói: "Ở châu Á, chẳng hạn như ở Syria, ông Trump đang gửi một tín hiệu: Chúng tôi sẽ trở lại. Chúng tôi sẽ không loại bỏ biện pháp quân sự ra khỏi các chọn lựa của chúng tôi. Ông Obama còn miễn cưỡng sử dụng quân đội. Đó là sự tương phản với giải pháp mà ông Trump sử dụng cho các mục đích của ông."

Bà Christine Wormuth, cựu thứ trưởng bộ quốc phòng trong chính quyền Obama, mô tả các phát biểu hùng hồn của ông Trump như là một hành động "giương oai diễu võ trước công chúng," tuy nhiên khi nói đến các lựa chọn chính sách, chính quyền đương nhiệm có cùng một vài lựa chọn giống như chính quyền Obama trong việc đối mặt với một chế độ thất thường và khó đoán của Bình Nhưỡng.

Bà Wormuth nói: "Tôi ủng hộ một chiến lược song hành là củ cà rốt và cây gậy và chiến lược ngoại giao. Tôi nghĩ đây sẽ những gì ông Trump đang cố gắng làm, điều mà trước đây ông Obama cũng đã cố gắng thực hiện. Và giả như bà Hillary Clinton có lên nắm quyền thì bà cũng sẽ theo đuổi một chiến lược tương tự như vậy."

Kỳ vọng từ các đồng minh của Hoa Kỳ

Ông Abraham Denmark, nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á dưới thời ông Obama, nói rằng các đồng minh của Washington xem những âm hưởng mạnh mẽ hơn của ông Trump đối với Bình Nhưỡng như một sự thay đổi đáng hoan nghênh so với sự bình tĩnh có chủ ý của chính quyền trước đây khi đối mặt với thái độ ngày càng hung hăng của ông Kim Jong Un. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Denmark nói, "Các đồng minh của chúng tôi muốn xem chúng tôi phản ứng ra sao và muốn chúng tôi cứng rắn hơn, và không chỉ để những điều này rơi vào quên lãng."

Ông Denmark cho biết: "Dưới thời ông Kim Jong Il (cha của lãnh tụ Kim Jong Un), Bắc Triều Tiên đã khiêu khích như vậy để thu hút thêm viện trợ kinh tế hoặc những thứ như thế. Nhưng tôi nghĩ rõ ràng dưới thời ông Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên có một cách tiếp cận khác. Họ dường như thực sự muốn phát triển một năng lực hạt nhân đáng tin cậy, có nghĩa là chiến lược của chúng ta cũng phải thay đổi."

Bà Christine Wormuth, hiện đang làm cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, đồng ý rằng Bắc Triều Tiên đang trở thành một thách thức nghiêm trọng hơn mỗi khi họ thử tên lửa dù thành công hay thất bại.

Bà nói: "Với tất cả các vụ thử tên lửa, dù là vụ thử thất bại, các nhà khoa học Triều Tiên cũng đúc kết kinh nghiệm từ chương trình của họ. Điều này cho tôi biết rằng sự tập trung của họ không chỉ mang tính khiêu khích mà họ còn cố gắng đạt được chương trình tên lửa hạt nhân, và chúng ta phải tìm cách để chận tiến trình này lại.”

Bà Wormuth cho biết thêm: "Nếu họ càng có nhiều cuộc thử nghiệm, họ càng có nhiều khả năng thành công trong việc phát triển phi đạn đạn đạo liên lục địa (ICBM), có thể phóng tới đại lục Hoa Kỳ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG