Đường dẫn truy cập

Làm sao các nước nghèo được các nước giàu đền bù về biến đổi khí hậu?


Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu biến đổi COP27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 7/11/2022.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu biến đổi COP27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 7/11/2022.

Đòi hỏi của các nước đang phát triển muốn các nước giàu giúp chi trả thiệt hại từ biến đổi khí hậu và muốn được tài trợ để chuyển qua một tương lai ít các-bon hơn đang chiếm lĩnh chương trình thảo luận tại hội nghị khí hậu COP27 đang diễn ra ở Ai Cập.

Bất chấp những lời kêu gọi liên tục để được giúp đỡ nhiều hơn, nguồn tài chính thực tế được cung cấp cho đến nay chẳng thấm gì so với con số ước tính cần có là 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Hãy tìm hiểu về một số cách mà các thị trường mới nổi có thể có được nguồn tiền này.

Quỹ tổn thất và thiệt hại

Tổn thất và thiệt hại là thuật ngữ dùng để mô tả việc các quốc gia giàu có chi tiền để giúp các quốc gia nghèo đối phó với hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu.

Đó là một vấn đề cực kỳ gây tranh cãi trong các cuộc thảo luận về khí hậu trước đây.

Giờ đây, lần đầu tiên kể từ khi các cuộc đàm phán về khí hậu bắt đầu cách đây nhiều thập niên, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hiệp quốc COP27 đang đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự.

Ông Sameh Shoukry, Chủ tịch COP27 nói “Tôi đặc biệt hoan nghênh thỏa thuận của các bên về việc đưa một mục mới trong chương trình nghị sự về các thỏa thuận tài trợ để ứng phó với mất mát và thiệt hại”.

Các ngân hàng phát triển

Các ngân hàng phát triển được nhà nước hậu thuẫn là nơi tài trợ cho các dự án nhằm thúc đẩy tiến bộ kinh tế và xã hội.

Các ngân hàng phát triển đa phương lớn nhất thế giới đã tăng mức tài trợ liên quan đến khí hậu 24% lên 82 tỷ đô la vào năm 2021 so với mức của năm 2020.

Gần 2/3 số tiền đó được chuyển đến các nước có thu nhập thấp và trung bình, các ngân hàng cho biết trong một báo cáo gần đây.

Quỹ Khí hậu Xanh

Quỹ Khí hậu Xanh trị giá hàng tỷ đô la là một trong những công cụ xử lý 100 tỷ đô la mỗi năm mà các quốc gia giàu cam kết cho các nước nghèo.

Các quỹ này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và giúp các quốc gia dễ bị tổn thương thích nghi với một thế giới ấm hơn.

Nhưng vào năm 2020, các nước giàu chi thiếu 16,7 tỉ đô la so với mục tiêu.

Quỹ Đầu tư Khí hậu

Quỹ Đầu tư Khí hậu là một tổ chức đầu tư đa phương có ảnh hưởng, giúp các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Kể từ năm 2008, tổ chức này đã hỗ trợ hơn 370 dự án tại 72 quốc gia, sử dụng nguồn vốn từ các chính phủ tài trợ và khu vực tư nhân.

Các thị trường các-bon

Các nước nghèo tiền mặt nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên có thể kiếm được tín dụng các-bon từ các nước muốn giảm bớt lượng khí thải các-bon của họ.

Ví dụ, tín dụng có thể được tạo ra bằng cách bảo vệ rừng nhiệt đới khỏi bị chặt phá.

Nhưng một số nhà vận động đã chỉ trích kế hoạch này vì cho phép các công ty ngay từ khâu đầu tránh đưa ra các quyết định khó khăn để ngừng phát thải.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG