Đường dẫn truy cập

Kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trở lại


Dân Bồ Đào Nha tuần hành trong một cuộc tổng đình công phản đối chính phủ dự định áp dụng các biện pháp kiệm ước rộng rãi hơn
Dân Bồ Đào Nha tuần hành trong một cuộc tổng đình công phản đối chính phủ dự định áp dụng các biện pháp kiệm ước rộng rãi hơn
Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới. Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc mang tên “Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng của năm 2013” chỉ trích các biện pháp khắc khổ tài chánh là gây ra tình trạng tiếp tục trì trệ tăng trưởng.

Phúc trình vừa kể nói rằng nền kinh tế thế giới vẫn còn vật lộn để phục hồi 5 năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Phúc trình này tiên đoán rằng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ vẫn ở dưới những mức trước cuộc khủng hoảng trong những năm sắp tới, làm chậm lại đà gia tăng công ăn việc làm.

Phúc trình vừa kể nói rằng, những nền kinh tế đã phát triển, đặc biệt là tại Châu Âu, đã rơi vào một cuộc suy thoái sâu gấp đôi, và những nước bị gánh nặng nợ nần tuyệt vọng bị rơi vào cuộc suy thoái sâu hơn.

Phúc trình này xác định ba nguy cơ suy thoái chính - cuộc khủng hoảng tại khu vực sử dụng đồng euro, cái gọi là bờ vực tài chánh tại Hoa Kỳ, và trường hợp hạ cánh không êm thắm có thể xảy ra tại Trung Quốc cũng như các nền kinh tế thị trường mới xuất hiện.

Tại hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc, kinh tế gia lão thành Alfredo Calcagno nói rằng, một số chính sách phục hồi kinh tế là một phần của vấn đề.

Ông nói điều được coi là biện pháp khắc khổ tài chánh đã tự làm hại mình. Chính sách tài chánh phải tập trung vào phục hồi tăng trưởng ngắn hạn và giải quyết cuộc khủng hoảng công ăn việc làm…Tìm cách giải quyết sự củng cố tài chánh như một điều kiện tiên quyết cho việc phục hồi kinh tế là một chính sách sai lầm.

Ông Calcagno nói rằng biện pháp khắc khổ tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế đưa các quốc gia vào một vòng luẩn quẩn. Ông nói tỷ lệ thất nghiệp cao, tình trạng mong manh của khu vực tài chánh và tăng trưởng chậm đem lại kết quả là tình trạng trì trệ và nguy cơ suy sụp hơn nữa.

Các nước phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất của suy thoái kinh tế. Nhưng phúc trình này tìm thấy rằng những khó khăn kinh tế của các nước giàu hơn đang tràn tới các nước đang phát triển và các nền kinh tế ở tình trạng chuyển tiếp.

Phúc trình này nói rằng mức cầu yếu hơn cho xuất khẩu của họ và dao động cao trong nguồn vốn và giá hàng hóa gây phương hại cho nền kinh tế của họ. Ông Calcagno nói rằng, những nền kinh tế của các nước đang phát triển cũng chậm lại nhưng không cùng một nhịp độ.

Ông nói thí dụ tại Châu Phi ta có sự bật dậy của tỉ lệ tăng trưởng, nhưng tại các nền kinh tế đang phát triển nói chung, đã bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm hơn về thương mại. Thương mại theo khối lượng đã gia tăng khoảng 12% trong năm 2010, 6% trong năm 2011 và 3% trong năm 2012 và không hy vọng bật dậy đáng kể trong năm 2013.”

Phúc trình vừa kể nói rằng những khó khăn cấp bách nhất trước mặt nằm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng công ăn việc làm vẫn còn tiếp tục và tình trạng sụt giảm tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tại các nước phát triển.

Phúc trình này kêu gọi các quốc gia trong khu vực sử dụng đồng euro bãi bỏ giải pháp từng phần đối với cuộc khủng hoảng nợ nần và thống nhất những chính sách của họ. Phúc trình này kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại Hoa Kỳ ngăn chặn một sự co cụm bất ngờ và nghiêm trọng trong chính sách tài chánh và vượt qua được tình trạng bế tắc chính trị.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG