Đường dẫn truy cập

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên quy chế ‘kinh tế thị trường’


Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhằm kéo Việt Nam lại gần hơn như là một đồng minh chiến lược sẽ xung đột trực tiếp với việc ông mong muốn kiếm phiếu từ các công nhân công đoàn khi Bộ Thương mại Mỹ nghe khai chứng hôm 8/5 về việc có nên chỉ định Việt Nam là một “nền kinh tế thị trường” hay không.

Động thái này, bị các nhà sản xuất thép và tôm phản đối nhưng được các nhà bán lẻ và các nhóm kinh doanh khác ủng hộ, sẽ giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam vì tình trạng hiện tại của nước này vẫn là nền kinh tế phi thị trường và bị chi phối nặng nề bởi nhà nước.

Ông Ted Osius, người đứng đầu Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, cơ quan ủng hộ việc nâng cấp cho Việt Nam lên thành nền kinh tế thị trường, nói: “Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường”. “Nước này đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được chỉ định đúng đắn.”

Bộ Thương mại Mỹ nghe tranh luận từ cả hai bên trong phiên điều trần trực tuyến hôm 8/5 tại Washington như một phần của quá trình đánh giá sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7.

Việt Nam đã lập luận để thoát khỏi cái mác phi thị trường vì những cải cách kinh tế gần đây, nói rằng việc giữ lại cái tên này là không tốt cho mối quan hệ hai chiều ngày càng chặt chẽ mà Washington coi là đối trọng với Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội của ông Biden năm ngoái, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, nâng vị thế ngoại giao của Washington tại Việt Nam ngang hàng với Trung Quốc và Nga.

Năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng kêu gọi Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen chấm dứt cái mác phi thị trường, phù hợp với vị thế của Việt Nam là một điểm đến của Mỹ trong việc “chuyển sản xuất tới những nước cùng phe” nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Việc chỉ định hiện tại xếp Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác vào danh sách các nền kinh tế phi thị trường phải chịu thuế chống bán phá giá cao hơn.

Ông Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, nói: “Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng của nước này”.

Bộ Thương mại có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định tình trạng nền kinh tế thị trường.

Chúng bao gồm mức độ chuyển đổi tiền tệ của quốc gia đó, mức lương của công nhân là kết quả của sự thương lượng tự do giữa người lao động và giới chủ, và sự cho phép liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài.

Các tiêu chí khác bao gồm liệu chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất và chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng hay không.

Bộ cũng có thể xem xét các yếu tố khác.

Thuế tôm thấp hơn

Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá vốn sử dụng giá ủy nhiệm của nước thứ ba để xác định giá trị thị trường hợp lý của sản phẩm.

Năm nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng thuế đối với tôm từ Thái Lan, một nền kinh tế thị trường, chỉ ở mức 5,34%.

Liên minh Tôm miền Nam gồm các ngư dân và nhà chế biến tôm Hoa Kỳ cho biết họ phản đối việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vì các rào cản của Việt Nam về quyền sở hữu đất đai, luật lao động yếu kém và thuế tôm thấp hơn sẽ gây tổn hại cho các thành viên của liên minh.

Việc nâng cấp vị thế cho Việt Nam cũng gặp phải sự phản đối đáng kể tại Quốc hội, với 8 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và 31 dân biểu ở Hạ viện cũng đưa ra lập luận tương tự như Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.

Họ thúc giục bà cân nhắc rằng động thái này sẽ hỗ trợ các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào Việt Nam, bằng cách giúp họ dễ dàng lách thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa của họ.

Ông Roy Houseman, giám đốc pháp lý của công đoàn đoàn kết của các công nhân thép (USW), nói thêm rằng sự thay đổi này sẽ “làm xói mòn cơ sở sản xuất trong nước của chúng ta, làm suy yếu khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ và củng cố vai trò của Việt Nam như một kênh dẫn dòng hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng.”

Tổng thống Biden đang ra sức ‘chiêu dụ’ phiếu bầu của công đoàn trong cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11, đặc biệt là từ các công nhân ngành thép ở tiểu bang dao động Pennsylvania.

Diễn đàn

Liên quan

VOA Express

XS
SM
MD
LG