Đường dẫn truy cập

IS sắp thua trong cuộc chiến truyền thông xã hội?


Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về quan hệ công chúng Richard Stengel.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về quan hệ công chúng Richard Stengel.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết có một sự “sút giảm mạnh” trong lượng thông điệp của Nhà nước Hồi giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội trong vài tháng qua.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về quan hệ công chúng Richard Stengel nói ông nghĩ rằng “quy mô đang thay đổi” và số lượng các thông điệp chống lại đang bắt đầu vượt qua số thông điệp trên truyền thông xã hội từ Nhà nước Hồi giáo trên toàn thế giới.

Nhà nước Hồi giáo IS đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội rất hiệu quả. Trong khi đa số mọi người đã đọc hoặc thấy các hình ảnh chặt đầu và giết chóc trên các phương tiện truyền thông xã hội, họ có thể ít quen thuộc với hàng ngàn thông điệp đăng tải tuyên truyền ủng hộ Nhà nước Hồi giáo nhằm quảng bá các hoạt động theo kiểu của Nhà nước Hồi giáo và sự diễn giải đạo Hồi.

Và cho đến nay, Mỹ và các nước khác vẫn chưa chống lại được các thông điệp của IS một cách hiệu quả. Trong một bài viết hồi tháng Sáu của tờ New York Times tuyên bố rằng IS “đang thắng thế trong cuộc chiến truyền thông xã hội”. Bài báo trích dẫn một từ một bản đánh giá nội bộ của Bộ Ngoại giao.

“Thật nực cười”, Thượng nghị sĩ Cory Booker nói về các nỗ lực về tin nhắn chống IS hồi cuối tháng Năm. “Ba retweet. Hai retweet...”

Nhưng ông Stengel cho rằng các nhà lập pháp như ông Booker đã hoàn toàn bỏ lỡ một số lớn các thông điệp chống IS bằng tiếng Ả Rập.

“95% thông điệp của ISIL là bằng tiếng Ả Rập. Tôi không chắc có bao nhiêu ông bà trong Quốc hội đọc được tiếng Ả Rập trên các phương tiện truyền thông xã hội. Họ đang nhìn vào số ít bằng tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông xã hội mà chúng tôi thực hiện”, ông Stengel nói với thông tín viên Bộ Ngoại giao VOA Pam Dockins vào thứ Sáu.

Mạng lưới của các mạng lưới

Ông Stengel đứng đầu Trung tâm Chiến lược Truyền thông Chống khủng bố (CSCC) tại Bộ Ngoại giao, mà ban đầu được thành lập để chống lại al-Qaida, bây giờ trở thành một cỗ máy thông điệp chống IS toàn thời gian.

Ông Stengel cho biết CSCC không xem các nỗ lực trên là Mỹ đối chọi với thông điệp của IS hay ISIL. “Đó không phải là trò chơi bóng. Đó là toàn bộ thế giới Hồi giáo đối chọi với ISIL, do đó chúng tôi muốn tạo ra một mạng lưới của các mạng lưới, của nhiều trung tâm khác nhau”.

Mạng lưới CSCC đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng Bảy, một dự án chung của Mỹ và Các tiểu vương quốc Ả Rập. Tọa lạc tại Abu Dhabi, trung tâm Sawab nhanh chóng chống lại các thông điệp tuyên truyền của IS.
Ông Stengel cho biết trung tâm hiện có hơn 10.000 người theo dõi.

Ngoài ra còn có các trung tâm thông điệp nhanh ở Jordan và Ai Cập - và bà Stengel nói những trung tâm mới sẽ được công bố vào thứ Ba tại Hội nghị Chống Chủ nghĩa Cực đoan Bạo động trong kỳ Hội nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNGA) ở New York.

Ông nói: “Khi càng ngày càng có nhiều người hơn và ngày càng nhiều người Hồi giáo hơn trên khắp thế giới phản kháng lại những gì mà ISIL đang làm, bạn sẽ thấy luồng truyền thông ngày càng tăng cho đến khi nó hoàn toàn lấn át các thông điệp của chúng”.

Làm thế nào đo lường sự thành công?

Ông Stengel nói việc chống lại thông điệp của IS được đánh giá khá giống với một chiến dịch truyền thông điển hình, qua số lượng người theo dõi, thời gian độc giả theo dõi trên mạng, họ xem cái gì tiếp theo.
Mục đích chính là để nắm lấy thị phần.

Chẳng hạn, Sawab sẽ khởi động một chiến dịch về thông tin sai lạc mới vào tuần tới trong cuộc họp UNGA. Với tên gọi “chiến dịch của những người đào tẩu”, chiến dịch sẽ sử dụng trực tiếp các chứng cứ “từ hàng chục thanh niên nam, nữ đã trở về từ Iraq và Syria và cho biết: ‘Nhà nước Hồi giáo chỉ là một huyền thoại. Tôi đã bị lạm dụng ở đó. Chúng không phải là tôn giáo. Chúng dễ bị mua chuộc và cướp bóc tiền của’”, ông Stengel cho biết.

Ông nói rằng bất kỳ sự tương quan nào giữa thông điệp phản đối và luồng chiến binh chiến đấu ở nước ngoài đều là sai lầm.

“Phải chăng việc gửi thông điệp quan trọng đối với cái tên IS của họ? Đúng. Nhưng liệu một cái Tweet có thể khiến một thanh niên trẻ đẹp đang sống ở Tunisia quyết định đi chiến đấu ở Iraq và Syria? Tôi không nghĩ vậy”, ông Stengel nói.

Theo ông Stengel, điều hiện đang các thanh niên nam, nữ chiến đấu cho IS, không phụ thuộc nhiều vào các phương tiện truyền thông xã hội nói chung, nhưng tập trung nhiều vào các phương tiện truyền thông xã hội cụ thể như email và các cuộc gọi điện thoại - liên lạc cá nhân. Ông nói việc chống lại điều đó là công việc của tình báo và các cơ quan công lực.

VOA Express

XS
SM
MD
LG