Đường dẫn truy cập

IS đang tìm cách châm ngòi 'chiến tranh tôn giáo' ở phương Tây


Một bức ảnh của vị cố linh mục Jacques Hamel được đặt trên những bông hoa tại đài tưởng niệm tạm thời ở phía trước tòa thị chính ở Normandy, Pháp, ngày 27 tháng 7 năm 2016.
Một bức ảnh của vị cố linh mục Jacques Hamel được đặt trên những bông hoa tại đài tưởng niệm tạm thời ở phía trước tòa thị chính ở Normandy, Pháp, ngày 27 tháng 7 năm 2016.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang kích động những người ủng hộ tổ chức thêm nhiều cuộc tấn công vào các Kitô hữu chỉ vài ngày sau khi hai cảm tình viên của nhóm khủng bố cắt cổ một linh mục người Pháp 85 tuổi khi ông đang cử hành Thánh Lễ. Đây là một vụ giết hại mà các giới chức Pháp lo ngại là một chiến thuật cố ý khiêu khích phản ứng của người Cơ đốc giáo ở Pháp chống lại người Hồi giáo.

Số mới nhất của tạp chí trực tuyến Dabiq của IS, rất phổ biến trong những người ủng hộ và cảm tình viên của nhóm này, đã tập trung vào chủ đề “Bẻ gãy Thập tự”. Trong một loạt các cuộc phỏng vấn, các chiến binh nước ngoài đã cải đạo từ Kitô giáo đã được sử dụng như những cái loa kêu gọi những người ủng hộ ở phương Tây tiêu diệt “những kẻ ngoại đạo Kitô giáo kiêu ngạo”. Họ hối thúc người Hồi giáo “cầu xin đấng Allah nguyền rủa những kẻ nói dối”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến gặp các giáo dân trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Krakow, Ba Lan, ngày 31 tháng 7 năm 2016.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến gặp các giáo dân trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Krakow, Ba Lan, ngày 31 tháng 7 năm 2016.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng như các lãnh đạo Chính thống giáo và Giáo hội Công giáo Coptic, là một trong số những người bị nhắm làm mục tiêu trong số báo Dabiq thứ 15, phát hành hôm Chủ nhật. Bộ máy tuyên truyền của IS đã nhạo báng Đức Giáo Hoàng, nói rằng Đức Giáo Hoàng lên án vụ thảm sát tại một hộp đêm của giới đồng tính luyến ái ở Orlando chỉ “vì ông cũng thuộc vào hàng ngũ những kẻ hiếp dâm các bé trai”.

Giáo hội Công giáo đã thẳng thắn lên án vụ tấn công khủng bố ở Orlando hồi tháng Sáu, trong đó tay súng Omar Mateen là người đã cam kết trung thành với IS, đã giết chết 49 người và làm bị thương 53 người khác. Sau vụ giết hại, Giáo hội Công giáo đã ra tuyên bố nói: “Vụ thảm sát kinh hoàng diễn ra ở Orlando, với số lượng nạn nhân vô tội cao khủng khiếp, đã gây ra cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tất cả chúng ta, những cảm xúc sâu sắc nhất về sự kinh tởm và lên án, về nỗi đau và sự hỗn loạn trước biểu hiện mới của việc giết người một cách điên rồ và sự hận thù phi lý”.

Chiến binh Abu Sa'd ở-Trinidadi, một cựu Kito hữu từ Trinidad và Tobago, đã đề cập tới các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở phương Tây và thúc giục những người ủng hộ trong một cuộc phỏng vấn với Dabiq là “hãy theo gương của những con sư tử ở Pháp và Bỉ, gương của cặp vợ chồng đáng kính ở California, và gương của các hiệp sĩ ở Orlando và Nice”.

Anh ta nói với những người ủng hộ IS ở phương Tây rằng họ “có khả năng gây sợ hãi cho những kẻ ngoại đạo trong chính ngôi nhà của họ và làm cho các đường phố của họ nhuốm đầy máu”. Anh ta nói thêm rằng các Kitô hữu là những mục tiêu hợp pháp “chỉ vì sự hoài nghi của họ”, và nói thêm “chính vì lý do này, trong số những lý do khác, lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng không phân biệt giữa những người lính không có đức tin và cái mà họ gọi là “thường dân”.

Một bé gái cầm tấm áp phích có hình ảnh của 21 Kitô hữu Ai Cập bị Nhà nước Hồi giáo chặt đầu ở Libya khi họ tập trung ở phía trước đại sứ quán Ai Cập ở Amman để biểu thị tình đoàn kết, ngày 17 tháng 2 năm 2015.
Một bé gái cầm tấm áp phích có hình ảnh của 21 Kitô hữu Ai Cập bị Nhà nước Hồi giáo chặt đầu ở Libya khi họ tập trung ở phía trước đại sứ quán Ai Cập ở Amman để biểu thị tình đoàn kết, ngày 17 tháng 2 năm 2015.

Vùng xám

Đây không phải là lần đầu tiên IS đã hô hào các tín đồ nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu phương Tây hay đe dọa tiêu diệt Kitô giáo. Vào tháng Hai năm 2015, nhóm khủng bố này đã công bố một video dài 5 phút kể rõ chi tiết về cuộc hành quyết hàng loạt man rợ đối với 21 Kitô hữu của Giáo hội Công giáo Coptic trên bờ biển Libya. Trong đoạn video, một phát ngôn viên của nhóm chiến binh đã chỉ về phía bắc sau khi hành quyết và nói: “Chúng tôi sẽ chinh phục Rome với sự cho phép của đấng Allah”.

Và nhóm khủng bố này đã nhắm mục tiêu và hăm dọa các Kitô hữu trong lãnh thổ nhóm này kiểm soát ở Syria và Iraq bằng các vụ hiếp dâm, bắt cóc, ép buộc cải đạo, phá phách các nhà thờ và cưỡng ép bỏ xứ. Năm 2014 Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh báo “Tại Syria, một cuộc chiến tranh mới đang phát triển mạnh dưới bóng của cuộc nội chiến, đó là cuộc chiến tranh chống lại giáo hội”.

Nhưng trọng tâm đã tăng lên gấp đôi nhắm vào Kitô Giáo Tây phương hiện nay, theo các nhà phân tích, được tiếp sức bằng một logic cực kỳ đen tối và nguy hiểm. Họ cảnh báo rằng các chiến lược gia của IS nhắm mục tiêu kích động một phản ứng quá mức của các chính phủ Tây phương và những người dân đang giận dữ, với hy vọng đẩy thanh niên Hồi giáo vào vòng tay của họ và tránh xa điều mà các chiến binh thánh chiến gọi là “vùng xám”.

Các “vùng xám” đã được định nghĩa trong một số báo Dabiq hồi tháng Giêng năm 2015 là “một khu vực chạng vạng bị chiếm đóng bởi hầu hết người Hồi giáo giữa thiện và ác, giữa Vương quốc Hồi giáo và phường vô đạo”.

Hồi cuối tháng 11, sau các vụ tấn công Paris, nhà nhân chủng học Scott Atran nói với đài VOA rằng IS “tìm cách khích động những sự chia rẽ sâu xa hơn giữa người Hồi giáo và phi Hồi giáo ở châu Âu, buộc khối người sau này có phản ứng thái quá khi khủng bố ngày càng trở nên man dại và cực đoan hơn, khiến cho khối người trước không có sự lựa chọn nào khác hơn là gia nhập phe thánh chiến”.

Và để tăng thêm sự đối kháng đối với người Hồi giáo ở châu Âu, các mục tiêu càng bị lăng mạ, thì càng có phần chắc khủng bố sẽ khiêu khích các chính phủ phương Tây phản ứng thái quá hoặc dung dưỡng cho sự nổi lên của các đảng dân tộc chủ nghĩa dân túy hay các cuộc tấn công trả thù chớp nhoáng.

Binh lính Pháp đứng chặn lối vào hiện trường vụ tấn công ở Saint Etienne du Rouvray, Normandy, Pháp, hôm 26 tháng 7 năm 2016.
Binh lính Pháp đứng chặn lối vào hiện trường vụ tấn công ở Saint Etienne du Rouvray, Normandy, Pháp, hôm 26 tháng 7 năm 2016.

Vụ giết cha xứ Jacques Hamel tại làng Saint Étienne du Rouvray, gần Rouen, của Norman, khác với những vụ tấn công của IS trước đó tại Pháp. Các vụ này nhắm mục tiêu vào người dân và những địa điểm tượng trưng cho tự do ngôn luận, chủ nghĩa tự do của phương Tây, những lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp, và vào người Do Thái. Một số nhà phân tích xem vụ giết cha Hamel như là hành động đầu tiên của cuộc chiến tranh của IS trên đất châu Âu chống lại Kitô giáo.

Các giới chức Pháp vốn đã được cảnh báo trước khi báo Dabiq phát hành về nguy cơ các cuộc tấn công của IS gây ra một “cuộc chiến tranh chống lại các cộng đồng”. Tuần trước, một giới chức Pháp nói với đài VOA rằng một trong những ưu tiên cao nhất của điện Elysee là ngăn chặn một cuộc đụng độ giữa người Hồi giáo và các Kitô hữu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG