Đường dẫn truy cập

Indonesia, Trung Quốc đòi Mỹ trả lời cáo giác do thám


Cảnh sát Indonesia canh gác trước cổng sứ quán Mỹ ở Jakarta.
Cảnh sát Indonesia canh gác trước cổng sứ quán Mỹ ở Jakarta.
Trong lúc chính phủ Mỹ tiếp tục đối mặt với những áp lực đòi giải thích hoạt động do thám quốc tế, những cáo giác mới đã xuất hiện về tầm mức của những hoạt động nghe lén xem lén của Mỹ ở Á châu. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb gởi về bài tường thuật sau đây về phản ứng của chính phủ Indonesia trước tin nói rằng tổng thống của họ cũng bị theo dõi lén.

Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Jakarta để đòi giải thích về cáo giác cho rằng sứ quán Mỹ đã theo dõi lén Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Các cơ quan truyền thông, dựa trên những tài liệu bị rò rỉ bởi cựu nhân viên hợp đồng của tình báo Mỹ Edward Snowden, cho biết Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta là nơi lắp đặt các trang thiết bị đã được dùng để theo dõi ông Yudhoyono và các nhà lãnh đạo khác của Indonesia.

Bộ Ngoại giao ở đây nói rằng những hoạt động đó chẳng những là một sự vi phạm an ninh, mà còn là một sự vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực và đạo đức quốc tế. Họ đã đòi phía Hoa Kỳ giải thích.

Nhà phân tích chính trị Aleksius Jemadu của Đại học Pelita Harpan ở Jakarta nói rằng cáo giác đó có thể phương hại tới mối quan hệ giữa hai nước.

"Tôi nghĩ rằng chính phủ Mỹ phải có can đảm để giải thích, để có thể phục hồi sự tin tưởng thật sự cần thiết cho việc tăng cường và phát triển một mối quan hệ tốt đẹp, vì Indonesia nắm giữ một vaitr then chốt cho sự ổn định của khu vực Đông Nam Á."

Phó đại sứ Mỹ tại Jakarta, bà Kristen Bauer, người được Bộ Ngoại giao Indonesia triệu tới, đã từ chối bình luận về việc này.

Indonesia là một đồng minh chính của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt trong vai trò đối trọng ngoại giao trước những hành động đòi hỏi chủ quyền một cách hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các đồng minh khác của Mỹ cũng bày tỏ tức giận trước những tin tức về tầm mức của hoạt động theo dõi lén các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Bột Ngoại giao ở Washington đã từ chối bình luận về những cáo giác cá biệt và chỉ nói rằng các cuộc kiểm điểm về hoạt động thu thập tình báo sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, những tiết lộ về hoạt động ở nước ngoài của NSA đã cho thấy rõ về sự tham gia của các đồng minh của Mỹ trong những chương trình theo dõi lén.

Tin tức cho biết Australia đã cho phép các chương trình bí mật của NSA được tiến hành trong các sứ quán của họ ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Đông Timor. Những tài liệu của NSA bị tiết lộ mô tả những cơ sở nghe lén này được che giấu một cách cẩn thận bên trong khuôn viên sứ quán. Tin tức nói rằng hầu hết các nhân viên sứ quán không biết tới sự hiện hữu của những cơ sở đó.

Ông Hikmahanto Juwana, giáo sư luật của Đại học Indonesia, cho rằng những cáo giác đó có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn.

"Tôi nghĩ rằng chính phủ Indonesia rất khó mà chống lại Hoa Kỳ một cách rất cứng rắn. Tuy nhiên, sự việc đối với Australia thì khác, vì Indonesia cho rằng Australia yếu hơn và tôi nghĩ rằng chính phủ Indonesia có thể làm cho vấn đề này trở thành một vấn đề rùm beng."

Ông Hikmahanto cho rằng Indonesia có thể từ chối hợp tác với Australia trong những vấn đề mà Canberra xem là rất quan trọng, như việc ngăn chận những hoạt động đưa lậu người sang Australia.

Trước khi vụ tai tiếng về hoạt động theo dõi lén của Mỹ bùng ra, Trung Quốc, Nga và Aán Độ đã từng chỉ trích là nước Mỹ có quá nhiều quyền kiểm soát đối với cấu trúc hạ tầng của không gian ảo.

Trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh yêu cầu Washington giải thích việc dùng các sứ quán của Australia cho những hoạt động do thám.

"Trung Quốc cực kỳ quan tâm về tin này. Trung Quốc yêu cầu tất cả các đại sứ quán ở Trung Quốc tôn trọng Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao và không thực hiện những hành động gây tổn thương cho quyền lợi và an ninh của Trung Quốc."

Hồi đầu tuần này, hãng tin Kyodo của Nhật nói rằng năm 2011, NSA đã yêu cầu Nhật Bản giúp đỡ để xâm nhập các đường cáp quang viễn thông của Trung Quốc dưới đáy biển. Bản tin cho biết các giới chức Nhật Bản đã từ chối vì e rằng điều đó sẽ vi phạm các luật lệ của Nhật về nghe lén.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG