Đường dẫn truy cập

Hà Nội là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp Trump-Kim?


Cuộc tìm kiếm địa điểm tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim đã bắt đầu trên truyền thông và Hà Nội là một cái tên được nhắc tới. Theo một số chuyên gia, Hà Nội sẽ là địa điểm 'lý tưởng' cho cuộc gặp này.
Cuộc tìm kiếm địa điểm tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim đã bắt đầu trên truyền thông và Hà Nội là một cái tên được nhắc tới. Theo một số chuyên gia, Hà Nội sẽ là địa điểm 'lý tưởng' cho cuộc gặp này.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn chưa xác định được ngày giờ và địa điểm, nhưng cuộc tìm kiếm một địa điểm cho cuộc gặp mặt đã bắt đầu.

Theo hãng tin Reuters, thủ đô Việt Nam nằm trong số ít những thành phố ở châu Á, cùng với Bắc Kinh và Singapore, được coi là địa điểm có tiềm năng cho cuộc gặp mặt lịch sử này.

Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho Mỹ và Triều Tiên xem xét các bước tiếp theo để biến cuộc gặp thượng đỉnh thành tiến bộ lớn
Vũ Minh Khương, GS Đại học Quốc gia Singapore

Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho Mỹ và Triều Tiên xem xét các bước tiếp theo trong việc đưa cuộc gặp thượng đỉnh thành một bước tiến quan trọng

Chính phủ Mỹ hôm 8/3 công bố quyết định của Tổng thống Trump chấp nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp gỡ để đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này. Nhưng cho đến lúc này phía Triều Tiên chưa đưa ra khẳng định nào về cuộc gặp thượng đỉnh này.

Truyền thông quốc tế còn điểm qua một số địa điểm khả dĩ khác như làng Bàn Môn Điếm ở khu vực phi quân sự giữa hai miền bán đảo Triều Tiên, và đảo Jeju của Hàn Quốc, nhưng theo một số chuyên gia, Hà Nội sẽ là nơi ‘lý tưởng’ cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trump và Kim.

Trump nói sẵn sàng gặp Kim trong cuộc gặp mặt chưa có tiền lệ

Các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng chưa lên tiếng về ý muốn tổ chức cuộc gặp Trump-Kim dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5.

Hai người ăn mặc giống lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympics mùa đông ở Pyongchang ở Hàn Quốc cuối tháng trước.
Hai người ăn mặc giống lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympics mùa đông ở Pyongchang ở Hàn Quốc cuối tháng trước.

Nhưng Giáo sư Vũ Minh Khương của khoa chính sách công Đại học Quốc gia Singapore nhận định trong một bài viết trên East Asia Forum ra hôm 12/3 rằng Hà Nội “là nơi lý tưởng cho cuộc gặp thượng đỉnh” giữa Tổng thống Mỹ và lãnh tụ Triều Tiên.

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore cũng đồng ý với nhận định đó và nói ông sẽ “không ngạc nhiên nếu Hà Nội được chọn.”

Do lịch sử của Hà Nội trước đây là vai trò làm trung gian giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác bên ngoài nên người ta có thể dựa vào đó để suy đoán. Lần này cũng có thể Hà Nội đóng một vai trò nào đấy nếu như thực sự Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với Hoa Kỳ.
Lê Hồng Hiệp, TS của Viện nghiên cứu ĐNÁ ISEAS

Giải thích về việc tại sao “Hà Nội được đưa ra là một lựa chọn” nhà nghiên cứu của ISEAS nói với VOA-Việt ngữ rằng các “nhà quan sát có thể có nguồn tin rằng Hà Nội đang can dự với các bên liên quan để chuẩn bị việc này hay thảo luận vấn đề này chẳng hạn.”

“Trong quá khứ đã có lần Hà Nội đã từng là địa điểm để tiến hành tiếp xúc giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác khác," theo TS Lê Hồng Hiệp. "Tôi nghe nói Bắc Triều Tiên đã từng tiếp xúc với Nhật Bản về vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc ở Hà Nội. Do lịch sử của Hà Nội trước đây là vai trò làm trung gian giữa Bắc Triều Tiên với các đối tác bên ngoài nên người ta có thể dựa vào đó để suy đoán. Lần này cũng có thể Hà Nội đóng một vai trò nào đấy nếu như thực sự Bắc Triều Tiên muốn đối thoại với Hoa Kỳ.”

Ngoài ra còn có những lý do khác khiến Hà Nội có thể là “nơi lý tưởng” để cuộc gặp thượng đỉnh này thành công.

GS Vũ Minh Khương cho rằng Hà Nội tỏ rõ sự nghiêm túc về việc muốn cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Mỹ, và nêu trường hợp của Việt Nam, từ một cựu thù giờ đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để trở thành một nước bạn.

Đồng ý kiến trên, TS Hiệp nói: “Hà Nội có quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên và có quan hệ ngày càng tốt với Washington. Hà Nội có thể tạo được sự tin cậy của cả 2 phía.”

Việt Nam được cho là đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC nơi có nhiều nhà nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, tới tham dự vào tháng 11, 2017.
Việt Nam được cho là đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC nơi có nhiều nhà nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, tới tham dự vào tháng 11, 2017.

Tuy nhiên nhà nghiên cứu của ISEAS cho rằng còn có những băn khoăn về vấn đề an ninh cho lãnh tụ Triều Tiên vì “Kim Jong Un chưa bao giờ ra nước ngoài” kể từ khi lên nắm toàn quyền ở một nước theo chủ nghĩa Cộng sản đang chịu nhiều trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân và các cuộc thử nghiệm vũ khí đạn đạo của mình trong những năm gần đây. Nhưng TS Hiệp cho rằng Hà Nội đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như gần đây nhất là APEC thì có khả năng đảm bảo được an ninh cho cuộc gặp Trump-Kim.

Một yếu tố quan trọng khác để Hà Nội trở thành một lựa chọn tốt mà GS Khương và TS Hiệp đều đồng quan điểm là Việt Nam là một “ví dụ điển hình” cho Triều Tiên noi theo trong việc “áp dụng các chiến lược để bình thường hóa quan hệ với Mỹ.”

Theo Tiến sĩ Hiệp, Bắc Triều Tiên và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, đều là quốc gia nạn nhân của thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng bị chia cắt, cũng có lịch sử đối đầu với Hoa Kỳ nhưng Việt Nam và Triều Tiên đã chọn những hướng tiếp cận khác nhau.

“Trong cách tiếp cận của Bắc Triều Tiên, họ thiên về sức mạnh cứng tức là dùng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho chế độ. Trong khi đó cách tiếp cận của Việt Nam thì dựa vào cách tiếp cận mềm tức là dùng cải cách kinh tế, mở cửa để nâng cao sức mạnh kinh tế và bảo vệ an ninh cho chế độ.”

Một bài viết đăng trên tờ Tona Ilbo của Hàn Quốc cho biết một quan chức cấp cao của nước này đã gợi ý rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nên “suy nghĩ về mô hình Việt Nam” – thành công kinh tế và trong cả việc bình thường hóa mối quan hệ với Mỹ.

Hai mươi năm sau chiến tranh kết thúc, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. Trước đó vào năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa nền kinh tế theo hướng thị trường trong khi vẫn duy trì chế độ Cộng sản.

Hà Nội được xem là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp Trump-Kim
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:23 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG