Đường dẫn truy cập

Đức giáo hoàng kêu gọi hành động để tránh tai họa môi trường


Đức Giáo Hoàng Phanxicô ký cuốn sách khách viếng thăm tại văn phòng khu vực của Liên Hiệp Quốc tại Nairobi, Kenya, ngày 26/11/2015.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ký cuốn sách khách viếng thăm tại văn phòng khu vực của Liên Hiệp Quốc tại Nairobi, Kenya, ngày 26/11/2015.

Đức Giáo Hoàng Phanxico đưa thông điệp bày tỏ sự quan tâm đến hành tinh tới văn phòng của Chương trình Môi trường LHQ ở Nairobi và kêu gọi hành động mạnh trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris.

Tại trụ sở của Chương trình Môi trường LHQ, còn gọi tắt là UNEP, ở Nairobi hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã kêu gọi có hành động cấp thời để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Đức Giáo Hoàng cho biết: “Trong bối cảnh quốc tế này, chúng ta phải đối mặt với sự chọn lựa không thể làm ngơ được: hoặc là cải thiện, hoặc là phá hủy môi trường.”

Đức Giáo Hoàng còn kêu gọi khắc phục các quyền lợi ích kỷ vì lợi ích chung.

Đức Giáo Hoàng nói: “Trong vài ngày nữa, một cuộc họp quan trọng về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở Paris … Sẽ là điều rất buồn và tôi có thể nói thậm chí là một tai họa, nếu các quyền lợi cụ thể nào vượt lên trên lợi ích chung.”

Ông Achim Steiner, giám đốc điều hành UNEP, đồng ý với Đức Giáo Hoàng Phanxico về ước vọng đạt được một thỏa thuận bền vững ở Paris:

“Đường lối đó đã khắc sâu vấn đề biến đổi khí hậu vào lương tâm toàn cầu. Không phải chỉ là khoa học về những chất thải độc hại và các tập tục lãng phí đã góp phần gây ra chúng, mà là phúc lợi của một hành tinh lành mạnh bao gồm công lý, bình đẳng và đoàn kết với những thành phần yếu đuối nhất trong xã hội – chính những người vẫn thường chịu trách nhiệm ít nhất đối với vấn đề mà lại chịu tác động nhiều nhất của các hậu quả.”

Trong bài phát biểu tại trụ sở LHQ ở Nairobi, Đức Giáo Hoàng kêu gọi hành động chống lại việc đánh cắp và khai thác bất hợp pháp các khoáng sản ở châu Phi và đề nghị “một hệ thống năng lượng mới,” giảm bớt nhiên liệu hóa thạch đến mức tối thiểu và nghĩ lại “về mô thức phát triển hiện hành.”

Hội nghị Paris khởi sự vào thứ hai tới, hy vọng sẽ đạt được, lần đầu tiên trong vòng trên 20 năm thương thảo tại LHQ, một thỏa thuận phổ cập và có tính ràng buộc về khí hậu, từ tất cả các quốc gia trên thế giới.

Lối nghĩ phi xét đoán về Đức Giáo hoàng Phanxico chia rẽ Giáo hội Mỹ
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:57 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG