Đường dẫn truy cập

Di sản thuộc địa Anh qua vụ đụng độ biên giới Afghanistan-Pakistan


Cảnh sát biên phòng Afghanistan tại vùng núi Goshta, nơi Afghanistan có chung đường biên giới với Pakistan, ngày 2/5/2013.
Cảnh sát biên phòng Afghanistan tại vùng núi Goshta, nơi Afghanistan có chung đường biên giới với Pakistan, ngày 2/5/2013.
Tình trạng căng thẳng giữa Pakistan và Afghanistan dâng cao sau khi xảy ra các vụ đụng độ xuyên biên giới thời gian qua làm một cảnh sát Afghanistan thiệt mạng. Biên giới này là một tàn dư của thời kỳ cai trị của Anh tại Ấn Độ và bị Afghanistan phản bác. Các nhà phân tích nói rằng đó là một ví dụ nữa cho thấy di sản thời kỳ thuộc địa của Anh, một thời kỳ lịch sử mà Anh giờ bị buộc phải đối mặt. Từ London, Thông tín viên đài VOA Henry Ridgwell gửi về bài tường thuật sau đây.

Afghanistan đã triển khai quân tiếp viện tới khu vực biên giới hẻo lánh với Pakistan.

Chính quyền Kabul cáo buộc nước láng giềng xây dựng một đồn biên phòng tại vùng núi Goshta mà Afghanistan nói rằng nằm trong vùng lãnh thổ của mình.

Pakistan phủ nhận bất kỳ sự xâm lấn nào và nói rằng đồn biên phòng nằm trên Lằn ranh Durand, là đường biên được nhà ngoại giao của Anh, Ngài Mortimer Durand, thiết lập năm 1893.

Dù được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận, đường biên giới này vẫn gây tranh chấp. Đó là ý kiến của bà Myra MacDonald, tác giả sách về khu vực và là một phóng viên của hãng Thomson Reuters.

Bà MacĐonal nói: "Pakistan luôn muốn đường biên đó được công nhận. Còn người Afghanistan lại coi nó là một thứ họ bị thực dân Anh áp đặt."

Bijan Omrani, một sử gia về khu vực Trung Á, nói rằng các tài liệu cho thấy người Anh chưa khi nào có ý định coi Lằn Ranh Durand là một đường biên quốc tế mà chỉ muốn nó là vùng đệm chống lại các cuộc tấn công của Nga nhắm vào đế chế của mình. Nước Anh phát hiện rằng đây là khu vực khó có thể kiểm soát, và tình trạng thiếu phát triển tiếp tục cho tới tận ngày nay.

Ông Omrani nói: “Vì khu vực này đuợc giữ nguyên trong tình trạng ngưng hoạt động như thế này, rất khó mà phát triển các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục. Tỷ lệ biết chữ đối với nam giới chỉ là 17%, và 3% đối với phụ nữ. Vì thế, các dân tộc ở những vùng này rất dễ bị điều khiển và bị xúi giục nổi dậy tấn công các thế lực từ bên ngoài.”

Bà Myra MacDonald nói rằng điều đó gây các tác động rất lớn đối với khu vực này ngày nay.

Bà MacDonald nói: “Liên quan tới Hoa Kỳ, đó là nơi cũng xảy ra các vụ tấn công bằng máy bay không người lái. Đó là nơi mà tình trạng rất mù mờ, nơi mà người dân không thực sự có thể lên tiếng một cách tự do và rõ ràng về những gì đang xảy ra tại đó. Đó cũng là nơi có các vấn đề nghiêm trọng về phong trào chủ chiến Hồi giáo.”

Lằn ranh Durand, là đường biên được nhà ngoại giao của Anh Mortimer Durand thiết lập năm 1893.
Lằn ranh Durand, là đường biên được nhà ngoại giao của Anh Mortimer Durand thiết lập năm 1893.
Lằn Ranh Durand phân cách các vùng đất của bộ tộc Pashtun. Theo sử gia Bijan Omrani, Afghanistan lâu nay đã tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó.

Ông Omrani cho biết: “Pakistan lo ngại rằng fghanistan sẽ tìm cách hợp nhất vùng đất đó và sẽ cắt một khoảng đất lớn của Pakistan. Và người Afghanistan luôn biết rằng người Pakistan lợi dụng những khó khăn đó để tiếp cận các vùng bộ tộc để huấn luyện phe Taliban can thiệp vào Afghanistan, nhất là trong thời kỳ Taliban còn cai trị.”

Tình trạng căng thẳng ở vùng biên giới thuộc đế quốc cũ của Anh diễn ra vào lúc Anh Quốc đang bị buộc phải đối đầu với di sản thuộc địa ở những nơi khác.

Ba người Kenya cao tuổi đã được tòa cho phép kiện Anh Quốc để đòi bồi thường. Họ nói họ bị tra tấn một cách tàn bạo dưới thời kỳ cai trị của Anh hồi những năm 50.

Các luật sư nói rằng vụ việc này có thể mở đường cho nhiều các vụ kiện khác chống lại Anh Quốc khắp thế giới.

Chính phủ Anh nói rằng đó là một đặc điểm lâu dài của nền dân chủ mà nước Anh sẵn sàng học hỏi từ lịch sử của mình.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG