Đường dẫn truy cập

Đại diện thương mại Mỹ đưa chính sách 'Nước Mỹ trên hết' tới hội nghị APEC


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa phải) bắt tay Bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Chung Sơn (giữa trái). Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đứng ở trên bên phải.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa phải) bắt tay Bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Chung Sơn (giữa trái). Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đứng ở trên bên phải.

Đại diện thương mại mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức những cuộc họp đầu tiên với một số đối tác quan trọng hôm thứ Bảy trong khi Mỹ theo đuổi chính sách "Nước Mỹ Trên hết" vốn đã làm đảo lộn trật tự toàn cầu cũ và làm dấy lên nỗi lo sợ về chủ nghĩa bảo hộ.

Ông Robert Lighthizer đã gặp gỡ các bộ trưởng từ Canada và Nhật Bản bên lề một cuộc họp của các nước thuộc tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam, là cuộc họp thương mại lớn nhất kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Các thành viên APEC chiếm hơn 40 phần trăm khối lượng thương mại của thế giới.

Ông Lighthizer và bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản, Hiroshige Seko, đồng ý củng cố thương mại song phương và loại bỏ những rào cản, một thông cáo từ đại diện thương mại Mỹ cho biết.

"Cụ thể, hai bên nhất trí củng cố hợp tác để giải quyết những lo ngại chung liên quan tới những tập tục thương mại không công bằng mà các nước thứ ba sử dụng," thông cáo nói.

Ông Lighthizer trước đây đã chỉ trích Trung Quốc về điều mà ông mô tả là những tập tục thương mại không công bằng, mặc dù ông Trump đã từ bỏ luận điệu chống Trung Quốc của chiến dịch vận động tranh cử.

Từ "công bằng" ngày càng đi vào kho từ vựng thương mại của Mỹ cùng với từ "tự do" mà Mỹ thường lặp đi lặp lại trong khi ông Trump nỗ lực làm nhiều hơn nữa để thực thi hoặc đàm phán lại những hiệp định thương mại với danh nghĩa bảo vệ công ăn việc làm của Mỹ - đặc biệt là trong ngành sản xuất.

Một bản dự thảo thông cáo của hội nghị APEC sẽ được công bố vào Chủ Nhật mà Reuters đã xem qua nhấn mạnh tự do thương mại và cảnh báo về những mối nguy hiểm của chủ nghĩa bảo hộ.

Nhưng điều rõ ràng là có những cách thức tiếp cận khác nhau tại Hà Nội.

Ông Lighthizer theo lịch trình sẽ gặp gỡ khoảng 12 đối tác ở đó, kể cả đại diện của Trung Quốc, một quan chức Mỹ cho biết. Ông Lightthizer, một luật sư kỳ cựu và là nhà đàm phán thương mại thời Tổng thống Reagan, chỉ mới được chuẩn thuận trong vai trò mới hồi đầu tháng này.

Trung Quốc, tự nhận là nước ủng hộ tự do thương mại toàn cầu sau khi Mỹ thay đổi chính sách, đang thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do để bao gồm phần lớn các nền kinh tế Châu Á. Hiệp định thương mại Châu Á mà nước này ủng hộ được gọi là Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Trong khi đó, Nhật Bản đang dẫn đầu các nước muốn duy trì hiệp định thương mại Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà ông Trump đã từ bỏ, một trong những hành động đầu tiên của ông khi vừa nhậm chức. TPP không bao gồm Trung Quốc và bao gồm một phạm vi rộng hơn lớn so với hiệp định thương mại mà Bắc Kinh ủng hộ.

Những nhà đàm phán từ nhóm gọi là TPP-11 đã hội họp để thảo luận cách thức có thể xúc tiến thỏa thuận này. Các bộ trưởng từ nhóm này sẽ đưa ra quyết định đầu vào sáng Chủ nhật.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG