Đường dẫn truy cập

Cứ trong 6 sinh vật, thì 1 đang có nguy cơ tuyệt chủng


3% các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; nhưng mức độ tuyệt chủng tăng mạnh khi nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta tăng thêm 4.3 độ C.
3% các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; nhưng mức độ tuyệt chủng tăng mạnh khi nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta tăng thêm 4.3 độ C.

Biến đổi khí hậu đang biến đổi hành tinh của chúng ta. Nếu không có các biện pháp để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu thì theo các nhà khoa học, nước biển sẽ dâng cao, các cơn bão, hạn hán, cháy rừng và lụt lội sẽ mạnh hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Một nghiên cứu mới về sự tuyệt chủng của các loài vật cho thấy sự cần thiết phải hành động để tránh những tác động thảm khốc nhất của nhiệt độ tăng cao.

Ông Mark Urban, giáo sư sinh thái và sinh học của trường Đại học Connecticut, đã xem xét 131 nghiên cứu về sự tuyệt chủng của các loài sinh vật và đưa ra một phân tích toàn cầu về vấn đề này.

Ông Urban nói: "Chỉ nhìn vào một nghiên cứu thôi thì rất dễ đi đến kết luận lạc quan thái quá hoặc bi quan thái quá về rủi ro tuyệt chủng. Do đó khi chúng ta tổng hợp những nghiên cứu đó để có được một bức tranh tổng thể, chúng ta sẽ hiểu biết tốt hơn đối với toàn bộ các loài."

Giáo sư Urban nói các nghiên cứu này đều đi đến kết luận về một mối đe dọa chung. Ông cho biết:

"Mối đe dọa lớn nhất là khi trái đất ấm lên, mối nguy tuyệt chủng sẽ tăng cao và điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là nó không chỉ là một sự tăng cao theo 1 đường thẳng mà nó thực sự tiến theo một đường cong lên phía trên. Do vậy nguy cơ tuyệt chủng đang tăng cao khi bầu khí quyển của chúng ta ngày càng nóng hơn."

Ngày nay, 3% các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; nhưng mức độ tuyệt chủng tăng mạnh khi nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta tăng thêm 4.3 độ C so với thời kỳ chưa có các ngành công nghiệp. Các chuyên gia nói đó là một điểm bùng phát những tác động tồi tệ hơn từ biến đổi khí hậu.

Giáo sư Urban cho biết thêm: "Chúng ta tiến tới điểm đó khi đang có 16% nguy cơ rủi ro cho các loài sinh vật. Do vậy cứ một trong 6 loài có thể bị nguy cơ nếu chúng ta không làm gì để khống chế khí thải nhà kính."

Giáo sư Urban nói một số khu vực trên thế giới sẽ bị tác động nặng hơn so với những nơi khác. Ông nói:

"Những lục địa nhỏ sẽ là vấn đề – đó là những nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu như Úc và Nam Mỹ. Có những loài đã bị giảm xuống quy mô nhỏ và thậm chí chỉ một sự chuyển đổi nhỏ trong những phạm vi đó cũng có thể làm chúng tuyệt chủng."

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, theo cảnh báo của giáo sư Urban. Ông nói nghiên cứu của ông cho các nhà lập pháp và công chúng có thêm động cơ để đưa ra những chiến lược mới nhằm bảo tồn và bảo vệ những loài sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Giáo sư Urban cho biết: "Chúng ta không thể để cho sự tuyệt chủng cứ tiếp tục. Chúng ta có thể làm một cái gì đó ngay bây giờ… Và hy vọng của tôi là trong 20 năm nữa chúng ta có thể nhìn lại và nói rằng chúng ta đã quay ngược được thảm họa này."

Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí khoa học Science.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG