Đường dẫn truy cập

Chim cánh cụt: Thước đo tình trạng lành mạnh của đại dương


Một con chim cánh cụt Adélie đứng trên tảng băng ở Nam cực.
Một con chim cánh cụt Adélie đứng trên tảng băng ở Nam cực.
Các đại dương của thế giới đang bị tấn công. Nhiều ngành ngư nghiệp đang bên bờ sụp đổ và 90% loại cá lớn nhất bị khai thác quá mức. Khí thải cac-bon trên toàn cầu ngày càng gia tăng khiến cho nước các vùng biển ngày càng nóng hơn và tăng độ axit, gây tai hại cho các vỉa san hô, nơi sinh sống của 1/3 sinh vật biển. Một thước đo sự lành mạnh của đại dương là chim cánh cụt, nam bán cầu của chúng trải dài từ Quần đảo Galapagos gần xích đạo tới thềm băng đá vùng Nam cực. Thông tín viên Rosanne Skirble tường thuật về sự sinh tồn của chúng trước nhiều mối đe dọa

Chim cánh cụt là loại chim sống dưới nước. Chúng không bay mà thay vào đó bơi xuyên đại dương. Chim cánh cụt đặc biệt thích ứng với đời sống dưới nước và bị ảnh hưởng của tất cả mọi thứ dưới nước. Chúng phải chịu từ ô nhiễm tới đánh cá quá mức khiến nguồn thức ăn của chúng bị hạn chế. Bà Andrea Kavanagh, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Chim Cánh cụt Toàn cầu của Quỹ Từ thiện Pew, nói rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa khác nữa:

“Và tình trạng tăng nhiệt toàn cầu là một vấn đề bởi vì điều đó thay đổi vị trí nguồn cung cấp thức ăn thông thường của chúng xa hơn, khiến chúng phải bơi xa hơn để kiếm ăn.”

Theo tổ chức Liên minh Quốc Tế Bảo tồn Thiên Nhiên thì 2/3 số chim cánh cụt trên toàn cầu đang có nguy cơ tuyệt chủng. 8 trong số 18 loài sống tại Nam cực. Tổ chức Pew và các tổ chức đối tác ủng hộ một kế hoạch tạo ra hai khu vực bảo tồn sinh vật biển lớn chung quanh lục địa đóng băng này. Họ sẽ dành riêng gần ba triệu kilomet vuông đại dương được bảo vệ, hơn 1/3 số đó sẽ là một khu vực nghiêm cấm đánh cá. Bà Andrea Kavanagh của tổ chức Pew nói:
2/3 số chim cánh cụt trên toàn cầu đang có nguy cơ tuyệt chủng.
2/3 số chim cánh cụt trên toàn cầu đang có nguy cơ tuyệt chủng.

“Kế hoạch đó sẽ dời hoạt động đánh cá ra xa nơi chim cánh cụt phải tìm kiếm thức ăn. Một vấn đề nữa là nó sẽ đẩy hoạt động đánh bắt loài nhuyễn thể ra xa hơn nữa nơi tìm kiếm thức ăn của chúng.”

Loài nhuyễn thể giống như tôm là phần chính trong thức ăn của chim cánh cụt, nhưng đang bị thu hoạch để nuôi cá và cung cấp thuốc bổ sung vitamin. Một ủy ban, được thành lập theo Hiệp định Nam cực, điều hành đại lục này hiện đang thương thảo về số phận của các khu vực bảo tồn biển được đề nghị này.

24 nước thành viên và Liên Hiệp Châu Âu phải đạt được sự đồng thuận. Bà Kavanagh nói chỉ có Nga là không chịu từ bỏ đánh bắt trong những khu vực được đề nghị. Bà cho biết:

“Trong mấy năm vừa qua chúng tôi đã làm việc với các đồng nghiệp Nga và với chính phủ tất cả các nước thành viên khác để hiểu được vấn đề của họ và xem liệu chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề đó để năm nay, vào tháng Mười này, đạt được những khu vực bảo tồn biển được thiết lập chắc chắn hay không.”

Những khu vực bảo tồn này sẽ gia tăng gấp đôi khu vực đại dương trên khắp thế giới được bảo vệ đầy đủ cho chim cánh cụt và các sinh vật biển khác.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG