Đường dẫn truy cập

Các nhà hoạt động vì môi trường thiệt mạng nhiều nhất trong năm 2015


Các nhà hoạt động môi trường hô khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình trước trụ sở công ty khai thác mỏ Vale SA của Brazil tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, ngày 16 tháng 11 năm 2015.
Các nhà hoạt động môi trường hô khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình trước trụ sở công ty khai thác mỏ Vale SA của Brazil tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, ngày 16 tháng 11 năm 2015.

Global Witness nói năm 2015 là năm tồi tệ nhất về số vụ giết các nhà hoạt động môi trường. Báo cáo, được công bố hôm 20/6, quy trách nhiệm cho các vụ tranh chấp liên quan đến khai khoáng, kinh doanh nông nghiệp, khai thác gỗ và thủy điện, cũng như sự thông đồng giữa các doanh nghiệp lớn và chính phủ.

Đối với các nhà hoạt động môi trường, năm 2015 là một năm đặc biệt nguy hiểm, theo một báo cáo từ tổ chức giám sát Global Witness.

Lãnh đạo cuộc vận động Billy Kyte nói về những phát hiện của báo cáo:

"Những con số gây sốc. Chúng tôi ghi lại 185 vụ giết người ở 16 quốc gia. Đó là mức tăng gần 60% so với năm trước và là con số cao nhất trong một năm theo dữ liệu của chúng tôi. Tính trung bình, hơn 3 người thiệt mạng mỗi tuần trong năm 2015 khi bảo vệ các quyền về môi trường và đất đai của họ, hơn gấp đôi con số các nhà báo thiệt mạng trong cùng một khoảng thời gian. Như vậy, chúng ta thấy các ngành như khai khoáng, xây đập và kinh doanh nông nghiệp đang xâm lấn ngày càng nhiều hơn vào những khu vực trước đây còn hoang sơ, giàu tài nguyên, và dẫn đến xung đột với các cộng đồng địa phương, nhất là với các dân tộc bản địa".

Ngành khai thác mỏ chịu trách nhiệm về 42 vụ thiệt mạng.

Số vụ thiệt mạng cao nhất là ở Brazil, với 50 vụ giết người, và Philippines, 33 vụ. Ở Colombia, đã có 26 vụ giết người. Còn Peru và Nicaragua mỗi nước đã có 12 vụ. Tại châu Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo có 11 vụ giết người.

Ông Kyte cho biết có thể những con số thực sự đã không được báo cáo đầy đủ vì người ta sợ hoặc bị đe dọa. Ông quy trách nhiệm cho điều được coi là sự thông đồng giữa các doanh nghiệp lớn và chính phủ.

Ông nói: "Ở châu Phi, ngày càng khó lấy được thông tin. Điều này có thể là do có những chế độ áp bức hơn, có nghĩa là việc lấy các dữ liệu về bao nhiêu người bị giết hoặc bị đe dọa càng khó hơn. Và chúng tôi cũng thấy sự hiện diện của xã hội dân sự ít đi, vì vậy sự giám sát của tổ chức phi chính phủ địa phương hay các nhà báo về vấn đề này cũng ít đi. Ngoài ra, chúng tôi thấy trong năm ngoái việc hình sự các nhà hoạt động đã gia tăng. Vì vậy, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng đấu tranh vì môi trường hoặc quyền đất đai chống lại các công ty kinh doanh nông nghiệp đã bị hình sự hóa, bị đưa ra tòa và bị kết tội sai".

Global Witness hiện kêu gọi các chính phủ tăng cường bảo vệ các nhà hoạt động môi trường và gia tăng nỗ lực để truy tố những tội ác nhằm vào họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG