Đường dẫn truy cập

Các lãnh đạo G-20 muốn có quan điểm về bảo hộ thương mại và công nghiệp


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến sân bay Tiêu Châu, Hàng Châu, Trung Quốc, trên chiếc Không Lực Một, thứ bảy ngày 03 tháng 09 năm 2016
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến sân bay Tiêu Châu, Hàng Châu, Trung Quốc, trên chiếc Không Lực Một, thứ bảy ngày 03 tháng 09 năm 2016

Nhóm 20 quốc gia quan trọng sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Hàng Châu của Trung Quốc vào Chủ Nhật, 4/9. Họ dự kiến sẽ đưa ra lập trường chính thức về việc ngăn chặn xu hướng đang gia tăng về bảo hộ thương mại và công nghiệp trên toàn thế giới. Hai nguồn tin gắn bó với các cuộc đàm phán đã cho đài VOA biết như vậy.

Các nguồn tin cho biết lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới tin rằng rằng "cởi mở về thương mại và đầu tư" là điều rất cần thiết để ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, trong khi đó chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn nữa. Nhưng hiện có những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu họ sẽ có các bước đi để thực hiện quan điểm chung hay không vì điều này đồng nghĩa với những hy sinh kinh tế ngắn hạn.

Trung Quốc đang dẫn đầu chiến dịch về sự cởi mở vì họ sợ rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những chống đối mạnh hơn ở các nước phương Tây do thái độ về bảo hộ tăng lên.

David Kelly, người đứng đầu của công ty tư vấn có tên China Policy, nói với đài VOA: "Trung Quốc đang lo lắng về sự phản đối ngày càng tăng đối với hàng hóa của họ ở các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sự bảo hộ của chính Trung Quốc quá đắt giá về chính trị đối với Chủ tịch Tập Cận Bình nếu ông thay đổi".

Trung Quốc hiện sốt sắng củng cố hình ảnh của mình như là một đối tác kinh doanh công bằng vì có những cáo buộc rằng chính phủ trợ giá cho các ngành công nghiệp địa phương để giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế về giá trên thị trường quốc tế. Điều này đã dẫn đến việc nhiều quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc, đó là một trở ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc.

Kelly nói: "Lãnh đạo Trung Quốc quan tâm hơn đến việc củng cố hình ảnh của Trung Quốc như một quốc gia đáng tin cậy, ổn định và có nguồn lực tốt về tài chính".

Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh muốn các quốc gia phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng chính Trung Quốc lại không làm gì nhiều để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh đối với chính sách toàn cầu, cho rằng G-20 mang lại một cơ hội hiếm hoi để Chủ tịch Trung Quốc chống lại chủ nghĩa bảo hộ cũng như nâng cao hình ảnh của ông trên thế giới.

Là nước chủ tịch trong năm nay, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy G-20 để đạt được một thỏa thuận rộng rãi về thương mại toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào các hiệp định song phương giữa các quốc gia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG