Đường dẫn truy cập

Các cải cách tại Hồng Kông làm ngơ yêu sách của người biểu tình


Tổng thư ký quản trị Đặc khu Hong Kong Carrie Lam loan báo kế hoạch cải tổ bầu cử được Bắc Kinh hậu thuẫn tại phòng lập pháp ở Hong Kong, ngày 22/4/2015.
Tổng thư ký quản trị Đặc khu Hong Kong Carrie Lam loan báo kế hoạch cải tổ bầu cử được Bắc Kinh hậu thuẫn tại phòng lập pháp ở Hong Kong, ngày 22/4/2015.

Chính quyền thân Bắc Kinh ở Hồng Kông đã công bố một loạt các đề nghị cải cách bầu cử làm ngơ các yêu sách của người biểu tình đòi dân chủ.

Dự án loan báo hôm thứ Tư trên nguyên tắc cho phép lãnh địa bán tự trị của Trung Quốc được bầu ra người lãnh đạo vào năm 2017 lần đầu tiên từ trước tới nay.

Nhưng dự án cũng tuân thủ nghiêm khắc với khẳng định của Bắc Kinh rằng tất cả mọi ứng viên ra tranh chức lãnh đạo cao nhất phải được sự chấp thuận của một ủy ban đề cử thân Trung Quốc.

Ông Leung Chun-ying nói: “Trước hết, đề nghị này đáp ứng yêu cầu của đa số dân chúng Hồng Kông. Thứ nhì, Chính quyền Trung ương đã nhiều lần khẳng định rõ các nguyên tắc của chính quyền trung ương là gì, yếu tố quyết định là gì, và sẽ không thi hành bất cứ thỏa hiệp nào. Còn về các ý đồ của một số cá nhân lập pháp, chính quyền Hồng Kông giữ vững lập trường là chúng tôi sẽ thực thi nỗ lực lớn nhất để tranh thủ hậu thuẫn của ít nhất 2 phần 3 số nhà lập pháp để thông qua đề nghị.”

Sau khi kế hoạch được công bố hôm thứ Tư, nhiều nhà lập pháp đòi dân chủ đã đi tuần hành trước Tòa nhà Lập pháp để bày tỏ sự bất mãn.

Ông Alan Leong, một nhà lập pháp đòi dân chủ ở Hồng Kông, phát biểu: “Đề nghị cho phép một “nhóm nhỏ” nắm quyền kiểm soát kết quả bầu cử bằng cách kiểm soát tiến trình đề cử. Hồng Kông sẽ trở thành một bộ máy bầu cử. Dân chúng Hồng Kông sẽ bảo vệ nhân phẩm của mình và nói không với quyền phổ thống đầu phiếu giả mạo. Các nhà lập pháp đòi dân chủ sẽ phủ quyết đề nghị cải cách. Vì chính quyền đã quyết định xác tiến đề nghị cải cách, nay chúng ta hãy để cho viện lập pháp phản đối việc ấy.”

Người biểu tình cũng tụ tập bên ngoài viện lập pháp. Một số mang các biểu ngữ ủng hộ chính quyền, trong khi những người khác cầm dù màu vàng, một biểu hiệu tượng trưng của phong trào đòi dân chủ.

Giới hoạt động dân chủ đã tổ chức các cuộc xuống đường ồ ạt và ngồi lì trong hơn 2 tháng vào cuối năm ngoái để đòi điều họ gọi là dân chủ thực sự.

Là một cựu thuộc địa của Anh Quốc, Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Trong tư cách là một lãnh địa bán tự trị của Trung Quốc, công dân Hồng Kông vẫn được hưởng nhiều quyền tự do không được cho phép ở lục địa.

Trung Quốc lâu nay vẫn hứa cho phép cư dân của lãnh địa được bầu người lãnh đạo trong cuộc bầu cử trực tiếp vào năm 2017. Trước đây, việc này do một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh phụ trách.

Các nhà lãnh đạo Hồng Kông nói cải cách bầu cử ở mức được trông đợi vào lúc đó, và đã vận động các nhà lãnh đạo đòi dân chủ ủng hộ kế hoạch.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG